hay : Ạ ơi à ơi…
Bồng bồng mà nấu canh tôm,
Ăn cho mát ruột đến hôm lại bồng.
Rồi do sức hút của vần điệu « cái bống » đi vào ca dao lúc nào không biết :
Cái bống là cái bống bàng,
Mẹ bống yêu bống, bống càng làm thơ.
Trong ca dao của trẻ Việt có lần ta còn thấy con (chuột) cống và con ong
được nhân cách hoá, rồi một bài khác là con cáo. Thật ngộ-nghĩnh !
Nu-na nu-nống.
Cái cống nằm trong.
Cái ong nằm ngoài.
Củ khoai chấm mật.
Cái cáo, mặc áo em tao,
Làm tổ cây cà,
Làm nhà cây chanh,
Đọc canh bờ giếng,
Mỏi miệng thổi kèn.
D) Những bài nói về nếp sống nông nghiệp và những tập tục xưa
Những bài này được giới thiệu để các em cảm thấy hết cái đẹp của nếp sống
gần thiên nhiên của nhà nông xưa cùng một số tập tục ngộ-nghĩnh có thể là xa lạ
với các em ngày nay. Riêng ở điểm này, ca dao đã là một viện bảo tàng văn hoá
giúp các em không bị cắt lìa khỏi dĩ vãng.
E) Linh tinh
Phần này gồm những bài ca dao không thuộc bốn loại trên, nhưng lời và ý
ngộ-nghĩnh đẹp vẫn thích hợp với các em.
F) Những trò chơi nhi đồng
Đây là những bài hát áp dụng trong trò chơi của các em.
G) Những câu đố