« Oẳn, tù tì » là phiên âm ba tiếng Anh One, Two, Three (một, hai, ba). Hai
em đứng đối diện nhau vừa đu-đưa nắm tay vừa đọc : « Oẳn, tù, tì, Cái gì ? Cái
này ! »
Dứt lời mỗi em phải quyết định « xuất trình » hình thù tay của mình theo
một trong ba kiểu sau đây :
1. Cả bàn tay xoè rộng tượng trưng tờ giấy.
2. Chỉ có ngón tay trỏ và ngón tay giữa ruỗi ra tức là cái kéo.
3. Cả bàn tay nắm lại hình quả đấm là cái búa (với các em nhi đồng Nhật-
Bản thì là hòn đá).
Tờ giấy thắng búa vì bọc được búa, nhưng lại thua kéo vì kéo cắt được giấy.
Búa tuy thua giấy nhưng lại thắng kéo, vì chính với búa thợ rèn đã rèn đập ra kéo.
« Sì Gà » : Hai em cũng đứng đối diện và sau khi đã cùng phát âm tiếng «
sì » giữa hai hàm răng thì cùng giơ một trong bốn ngón tay sau đây lên ngang
mắt :
Ngón cái : vua bắt kẻ trộm.
Ngón trỏ : kẻ trộm bắt gà.
Ngón giữa : gà mổ mối.
Ngón đeo nhẫn : mối đục chân vua.
Sau đây là một số trò chơi phổ thông của các trẻ em Việt, đặc biệt là ở vùng
quê :
C) TRÒ CHƠI PHỔ THÔNG CỦA CÁC TRẺ EM VIỆT
1. CHƠI DIỀU
Trò chơi này không riêng cho trẻ em mà cho cả người lớn nữa. Có điều
người lớn thì chơi những diều cỡ bự mang sáo chiêng, sáo đẩu. Có diều lớn tới ba
thước chiều ngang, một thước chiều rộng mang một bộ ba cái sáo, sáo lớn kêu âm
u gọi là sáo chiêng (phải chăng vì kêu âm-u như tiếng chiêng), sáo cỡ trung gọi là
sáo đẩu. Ngày hội có những cuộc thi diều cho người lớn, giải thưởng thật hậu,
chẳng thế mà ca dao ta đã có câu :
Cầm dây cho chắc,