Lúc-lắc cho đều
Để bố đâm diều
Kiếm gạo con ăn.
Các em nhỏ thì chơi loại diều nhẹ. Người khéo tay có thể làm được nhiều
thứ diều : diều con cốc, diều con quạ, diều con cá, diều con bướm, diều con rết,
diều chữ thập, diều cánh phản, diều mặt giăng…
Các em có thể chơi diều sáo loại nhỏ, hoặc loại diều vằng. Đồng bào miền
Hưng-Yên (Bắc-Việt) gọi vằng là cái mạng vì vằng làm bằng màng giang chuốt
thật mỏng ; lúc diều lên gặp gió, màng giang của vằng rung lên kêu « vè vè » rất
vui tai.
2. THẢ MỒI ĐỚP BÓNG
Sau khi đã rút thăm để xem ai phải làm trò « thả mồi đớp bóng », các em
khác thả lên mặt ao chiếc bong bóng lợn đầu có buộc một sợi dây dài chừng năm
mươi phân. Trong khi em nọ vừa bơi vừa hụp cố há miệng đớp lấy sợi dây thì các
em xung quanh đua nhau khuấy vỗ cho mặt nước nổi sóng chao-chát.
Nếu em kia đớp được sợi dây thì em ở gần nhất lúc đó phải thay thế ; nếu
qua một thời gian ước định mà không được thì phải phạt « giồng cây chuối »,
nghĩa là em phải hụp đầu xuống nước, hai chân ruỗi thẳng chổng ngược lên mặt
nước. Suốt thời gian đó các em khác hát lớn bài sau đây :
Thả mồi đớp bóng,
Cho chóng mà lên.
Nếu không thì giồng cây chuối,
Cho chúng ta xem.
3. CHỒNG ĐỐNG CHỒNG ĐE
Các em ngồi hay đứng thành vòng tròn xếp nắm tay lần-lượt theo chiều cao
một em đứng riêng ra vừa lần lượt chỉ từng nắm tay vừa hát :
Chồng đống chồng đe.
Con chim le lưỡi.
Nó chỉ thằng nào ?