“Vì vậy muốn nhận định một người qua cà phê, thực sự là không có bằng
cớ gì hết, rất nhạt nhẽo!” Albus chỉ vào mũi mình, hờ hững nói: “Người là
người, cà phê là cà phê, Kenya là Kenya!”
Mặt tôi đỏ bừng lên, thì ra Albus sớm đã nhận ra tôi thích Trạch Vu.
“Nhìn cà phê rất dễ, nhưng nhìn người thì không đơn giản đâu.”
Bà chủ nín thở, cực kỳ cẩn thận dùng đường áo gắn một miếng bánh lên
chỗ cạnh ống khói của nhà bánh gừng.
Tôi dẩu môi lên, đúng là hai người phụ nữ không có năng lực tưởng tượng.
Giữa một cốc cà phê và một người đương nhiên là có vài mối liên hệ.
Các loại hạt cà phê đều có nguồn gốc từ các vùng đất nằm giữa hai đường
chí tuyến Nam Bắc, nhưng mỗi loại sinh trưởng ở mỗi nơi khác nhau
đương nhiên cũng hoàn toàn khác nhau, tôi đã điều tra rồi, hạt cà phê được
trồng ở Kenya là hậu duệ của cà phê Ethiopia, cũng là một nước châu Phi,
và là nước sản xuất cà phê lâu đời nhất thế giới, hiện tại hạt cà phê Kenya
có bốn loại Bourbon, Kent, Typica, Riuri l l, địa hình Kenya phức tạp, có sa
mạc, thảo nguyên, thung lũng và cao nguyên, vùng trồng trọt cà phê nằm ở
khu vực miền Trung và miền Đông có độ cao từ một nghìn đến hai nghìn
năm trăm mét so với mực nước biển.
Một đất nước thật xa xôi diệu vợi, cơn gió xa lạ kia lại mang hương cà phê
vào trong quán nhỏ này của chúng tôi.
Trạch Vu đặc biệt thích uống cà phê Kenya, xét trên một tầng ý nghĩa nào
đó, tượng trưng cho việc giữa anh và đất nước Kenya xa xôi, một vùng đất
nào đó có độ cao trên một nghìn mét so với mực nước biển, thậm chí là một
cây cà phê nào đó, đã nảy sinh mối liên hệ. Mối liên hệ này vừa xa xôi vạn
dặm, lại vừa gần kề ngay miệng cốc, Kenya đang có mối kết nối nào đó với
một tố chất nào đó trong nội tâm Trạch Vu.