XÂY DỰNG VÀ NIỀM TIN CHO TRÁI ĐẤT
Ngày 27/12/1945, Xô viết tối cao Liên Xô quyết định để Beria thôi chức
Dân ủy Nội vụ. Người thay ông là người phó của ông - trung tướng
S.N.Kruglov 38 tuổi, ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, người được tặng
thưởng Huân chương của Anh và Mỹ (vì công lao bảo đảm an ninh cho hội
nghị tứ cường ở Potsdam năm 1945).
Hai tuần sau, báo "Sự thật" mới đưa tin này và giải thích rằng Phó Thủ
tướng L.P.Beria tự đề nghị giải phóng ông khỏi chức vụ này "vì quá bận
công tác khác của trung ương".
Việc "tự đề nghị" thì đương nhiên là không có, còn "quá bận" thì đúng.
Sau chiến tranh Beria vẫn tiếp tục được giao những trọng trách.
N.K.Baibakov, nhiều năm lãnh đạo ủy ban kế hoạch nhà nước (Gosplan)
kể trong hồi ký rằng Beria phụ trách một số lĩnh vực rất quan trọng của
kinh tế quốc dân, trong đó có làm Chủ tịch Ủy ban về nhiên liệu. Một lần
Baibakov bị cảm lạnh, sốt cao, phải nằm ở nhà.
Chuông điện thoại réo. Ở đầu dây bên kia, Beria giọng bực tức, càu
nhàu: "Phải đi giầy lông vào", và lệnh cho Baibakov bay ngay cùng với thứ
trưởng Bộ Nội vụ Kruglov xuống Ufa - ở đó vừa xảy ra một vụ nổ ở nhà
máy lọc đầu. Đối với cấp dưới, Beria cứng như sắt, không chấp nhận
"thông cảm với hoàn cảnh" này nọ. Từ ông ta toả ra một uy lực tàn nhẫn và
lẫm liệt.
Theo Baibakov, dư luận rằng Beria biết lấy lòng Stalin và biết đánh trúng
tâm lý lãnh tụ là điều đơm đặt. Stalin là người không dễ "lấy lòng". Chiếm
được sự tin cậy của Stalin chỉ có thể bằng việc làm thực tế.
Beria chính là nhà tổ chức tài năng, người biết cách thực hiện bằng được
mọi nhiệm vụ được giao, bằng cả "cây gậy và củ cà rất", chấp nhận hy sinh,
kể cả sinh mạng của người khác để đạt được mục đích. Ban lãnh đạo cao
cấp của đất nước trong những năm trong và sau chiến tranh luôn tin rằng
công việc nào đã giao cho Beria phụ trách, công việc đó dứt khoát thành
công.
Tháng 12/1944 Liên Xô thành lập ủy ban đặc biệt trực thuộc Hội đồng
Quốc phòng tối cao phụ trách việc sử dụng uranium, Beria trực tiếp lãnh