với trong nước. Nhưng vài giờ sau chiến tranh bắt đầu. Đại sứ Đức lại xuất
hiện tại phòng làm việc của Molotov nhưng với thông báo chiến tranh.
Trong những tuần và tháng đầu tiên sau khi chiến tranh nổ ra, khi Hồng
quân Liên Xô bị tổn thất to lớn và phải chạy dài, Stalin lại cử Beria đứng
đầu cơ quan an ninh quốc gia và tham gia Hội đồng Quốc phòng - cơ quan
quyền lực cao nhất của đất nước, được thành lập ngày 30/6/1941 do Stalin
đứng đầu. Beria phụ trách công tác sản xuất vũ khí và quân dụng. Một
tháng sau khi chiến tranh nổ ra, Dân ủy nội vụ đã sơ tán tù binh khỏi các
nhà tù ở Matxcơva để khỏi rơi vào tay quân Đức, đồng thời đẩy nhanh "tiến
độ xử lý các kẻ thù" nguy hiểm nhất của nhân dân. Đến ngày 16/10/1941
(tức là bốn tháng sau khi chiến tranh nổ ra), 138 người ở nhà tù Butưrskaia
(Matxcơva) đã bị xử bắn theo lệnh Beria, trong đó có hai chiến sĩ lão thành
của KGB là Cục trưởng Cục cảnh vệ bảo vệ Lênin là A.ra.Belenki và
nguyên ủy viên ban lãnh đạo ủy ban đặc biệt M.S.Kedrov.
Trong những ngày bi kịch, khi quân Đức đang tiến gần đến Matxcơva,
Beria nhận chỉ thị của Stalin thăm dò khả năng và tìm cách ký hoà ước với
Đức kể cả nếu phải nhân nhượng về lãnh thổ.
Tháng 10/1941, Stalin cho gọi Nguyên soái Jukov. Vì Stalin đang ốm,
nên Jukov được đưa thẳng vào bệnh viện Trung ương ở Kunsevo để gặp
Stalin. Theo Jukov kể, Stalin vẫn còn đang bị sốc sau vụ Đức tấn công Liên
Xô.
Stalin không tin là có thể giữ được Matxcơva nên đã quyết định sơ tán
thủ đô. Beria phụ trách việc tiêu hủy các công trình quan trọng nhất trong
thành phố. Ngày 16/10/1941, Stalin dự định bản thân cũng rời Matxcơva.
Nhưng niềm tin của Jukov rằng sẽ bảo vệ được Matxcơva đã giữ ông lại.
Sau trận phản công của Hồng quân ở ngoại ô Matxcơva, Stalin mới hoàn
hồn, lấy lại được sự tự tin, và bắt đầu phân công mọi người rõ ràng theo các
vị trí.
Beria thì vắt kiệt sức sản xuất của các trại cải tạo. Ngày 30/9/1943 ông ta
được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa vì công lao trong
việc đẩy mạnh sản xuất vũ khí và quân dụng trong điều kiện thời chiến.
VƯƠNG QUỐC CÔNG NGHIỆP