Không lâu trước khi bị bắt, Beria gọi các sĩ quan tình báo đến gặp, và
giao cho họ những nhiệm vụ mới. Ông cũng bắt các đại diện tình báo ở
nước ngoài phải thi ngoại ngữ. Ai đạt thì tiếp tục bố trí công tác, ai không
đạt thì về nước công tác, và cử nhiều cán bộ trẻ đi công tác ở các nước dân
chủ nhân dân. Riêng ở Đông Đức, bộ phận an ninh gồm 2.200 người -
Beria cho là quá nhiều và giảm xuống còn 300 người. Ông cũng đổi mới
lực lượng và phương thức hoạt động của cố vấn Liên Xô tại các nước dân
chủ nhân dân, yêu cầu họ dứt khoát phải biết tiếng và quan hệ sâu sát với
nhân dân nước sở tại.
Đồng thời, xuất phát từ chỗ quan hệ của Liên Xô với các nước đồng
minh cần phải thân mật trọng thị hơn, ông yêu cầu các cố vấn Liên Xô
tránh can thiệp vào công việc nội bộ của nước sở tại, tránh đưa ra những lời
khuyên về những vấn đề tế nhị nhất là những vấn đề nội bộ lãnh đạo để
người khác có thể vin vào đó mà cho rằng có "bàn tay Liên Xô".
V G.Cherniavski - năm 1953 lãnh đạo một vụ trong Tổng cục 2 (Tổng
cục tình báo Đối ngoại) và được cử đi làm trưởng đoàn cố vấn Liên Xô bên
cạnh Bộ trưởng An ninh và Nội vụ Rumani. Cherniavski vừa mới làm quen
với tình hình thì xảy ra vụ nổi dậy ở Cộng hoà dân chủ Đức và bị Liên Xô
dẹp. Beria gọi điện cho anh và nói: "Đồng chí hãy lấy đầu mình mà bảo
đảm để tình hình như vậy không xảy ra ở Bucarest", và ra lệnh hàng ngày
phải gọi điện về báo cáo tình hình cho ông hoặc phó thứ nhất của ông là
Kobulov (phụ trách tình báo và phản gián).
*
Nghĩ rằng ai cũng căm ghét Beria là không đúng.
Sau khi Trung ương Đảng quyết định thả những người bị bắt trong "vụ
án các bác sĩ" và trừng trị những kẻ tổ chức vụ đó, viện sĩ Iakov Zeldovich,
ba lần Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa nói với Viện sĩ Andrei
Sakharov:
- Cái này chính là Lavrenti Pavlovich của chúng ta làm đấy!
Đối với một số người, Beria được coi là chỗ dựa và người bảo vệ.
Alexei Adjiubei (con rể của Khruschov, Tổng biên tập báo "Tin tức") mô
tả lại hình ảnh Beria đọc diễn văn tại buổi lễ kỷ niệm cách mạng Tháng