Những người lãnh đạo Đảng cũng ý thức được sự cần thiết phải có
những thay đổi. Chỉ có điều họ lúng túng và chậm trễ.
Malenkov đề nghị triệu tập trong tháng 4/1953 một Hội nghị Trung ương
để phê phán tệ sùng bái cá nhân Stalin. Nhưng Hội nghị Trung ương không
triệu tập được. Matxcơva không dám nêu tên Stalin ra, còn Beria thì nói
thẳng về tệ sùng bái cá nhân Stalin, về những sai lầm của Stalin, và gửi cho
các ủy viên Trung ương xem bản phân tích của mình về "vụ các bác sĩ".Tài
liệu này dày mấy chục trang, như một quả bom nổ đối với tất cả các ủy viên
Trung ương .
Beria làm như thế tức là giũ bỏ trách nhiệm khỏi bản thân về các cuộc
khủng bố. Thế còn trách nhiệm của những người khác thì sao? Điều đó làm
cho bộ máy Đảng lo sợ. Beria ra lệnh bắt Riumin (nguyên Thứ trưởng Nội
vụ) và định bắt Ignatiev (nguyên Bộ trưởng Nội vụ). Và nếu vậy thì hai
người này sẽ khai ra khối điều Đến lúc đó thì Khruschov và Malenkov đã
chủ động bắt Beria.
Làm sao mà một người dày dạn kinh nghiệm, một chuyên gia về các vụ
âm mưu như thế, đã sống qua được cả Stalin, mà lại để cho Khruschov bắt?
Có lẽ Beria đã chủ quan, mất cảnh giác, đánh giá thấp đối thủ, đặc biệt là
Khruschov. Chính Khruschov - kiên trì và táo bạo - đã quyết định số phận
Beria. Sau khi lật đổ Beria, Khruschov nổi lên vị trí số một và đã được bầu
làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng.
Thật ra ban đầu mọi người không định xử tử Beria.
Vẫn còn giữ lại một bài phát biểu viết tay của Merculov, trong đó đề xuất
cách mọi chức vụ đang có của Beria và đề bạt làm Bộ trưởng dầu khí.
Mikoian và Voroshilov cũng đồng ý như thế, hoặc là bố trí một công tác
nào đó khác. Nhưng Khruschov và Molotov chủ trương loại bỏ hoàn toàn
Beria, và ý kiến của họ thắng thế.
Khi mọi người xông vào phòng làm việc của Beria, Malenkov tuyên bố
Beria bị bắt. Tiếp đó nhóm quân nhân đứng đầu là Nguyên soái Jukov và
Đại tướng Moskalenko tiến đến gần Beria. Bằng một động tác nhanh mạnh,
Jukov gạt cái cặp trên bàn trước mặt Beria đề phòng nhỡ trong đó có vũ
khí. Chiếc cặp bay sang một bên. Beria bị giải đi.