đông đảo và rộng rãi chưa từng có trên toàn thế giới, cùng với ngân sách
lớn, kỹ thuật hiện đại và đương nhiên là địa vị cao. Cán bộ và chiến sĩ tình
báo luôn cảm thấy được cánh tay nâng đỡ và dìu dắt của Andropov.
Andropov có một phòng làm việc riêng ở tại trụ sở của Tổng cục I ở
Yasenevo (Matxcơva) - thỉnh thoảng ông đến đây, gặp gỡ không chỉ với
Kriuchkov mà với cả các tướng lĩnh khác. Andropov thậm chí còn sinh
hoạt chi bộ ở đây.
Sau này, người ta cũng phê phán Kriuchkov là ham làm ăn lớn và triển
khai theo chiều rộng. Nhưng quả thực tình báo Liên Xô cắm rễ được ở tất
cả các khu vực, như một cái máy hút bụi khổng lồ thu hút thông tin an ninh
trên toàn thế giới và tuyển mộ điệp viên, cộng tác viên kể cả ở Zimbabue
và Malaisia, mà mục tiêu tuyển mộ trước hết là người Mỹ hoặc người làm
cho Mỹ. Tình báo và phản gián Liên Xô quả thực có tầm vóc của một siêu
cường.
Kriuchkov viết trong hồi ký, rằng những thông tin thu được cho thấy
NATO có kế hoạch tấn công Liên Xô. Quả thực, vấn đề số một mà lãnh đạo
Liên Xô trong những năm ấy quan tâm là vấn đề chiến tranh và hoà bình.
Và tình báo phải tập trung vào nhiệm vụ đó.
Bản thân Kriuchkov không ngớt tự hào về công tác của ngành tình báo,
và không phải vô cớ. Tháng tám năm 1974, diễn ra cuộc đảo chính quân sự
ở đảo Síp kết thúc bằng việc chia cắt lãnh thổ Síp và quân Thổ Nhĩ Kỳ đổ
bộ chiếm phía Bắc. Dinh tổng thống bị ném bom, và quân đảo chính đưa tin
Tổng thống Macarios đã bị giết.
Nhưng KGB theo chỉ thị của Kriuchkov nhân danh Tổng thống đưa tin
qua đài phát thanh rằng Makarios vẫn còn sống và kêu gọi đấu tranh. Cuộc
đảo chính sau đó thất bại và điều ngạc nhiên đối với cả KGB là Tổng thống
Macarios vẫn còn sống thật. Kriuchkov gọi đó là công tác "A" (active
measures) - công tác tuyên truyền chặn trước của KGB.
Năm 1978, đích thân Kriuchkov lãnh đạo chiến dịch Afganisstan của
KGB, đã báo cáo với lãnh đạo Liên Xô rằng Mỹ đang tìm cách thâm nhập
vào Afganistan để biến Afganistan thành tiền đồn chống Liên Xô ở phía
Nam, rằng H.Amin là gián điệp, tay sai của Mỹ.