Nhưng Gorbachov không muốn mất Bakatin, nên đưa ông vào làm thành
viên Hội đồng an ninh. Bản thân Bakatin cũng không biết sẽ làm gì ở Hội
đồng này.
Gothachov thấy Bakatin buồn vì ít việc, nên đề xuất với ông ta chức Phó
Thủ tướng thứ nhất. Nhưng Hội đồng liên bang (thượng viện-ND) không
đồng ý. Đề xuất cho ông chức Phó Thủ tướng thứ nhất phụ trách các ngành
thì ông không nhận, cáo là không nắm vững các ngành, nhưng thực ra là
chê chức thấp.
Bakatin còn đương sung sức, muốn hoạt động và tự coi mình xứng ở vị
trí hàng đầu. Do đó, mùa hè năm 1991, ông tự ứng cử tại cuộc bầu cử Tổng
thống đầu tiên của Nga. Bằng việc làm này, ông trở thành đối thủ cạnh
tranh của Boris Yeltsin lúc đó đang tranh cử. Nhưng Bakatin không hề có
hoạt động tranh cử gì đặc biệt, hoặc có nhưng rất yếu ớt. Một vài phát biểu
của ông trên vô tuyến, trước cử tri thì vừa dài vừa mang tính chất kinh viện.
Cử tri - một số thì cho ông là quan chức truyền thống của bộ máy Đảng
(thực ra không phải như vậy) một số khác nghe các phát biểu của ông thì có
cảm giác là ông thiếu kiên quyết và chương trình tranh cử hời hợt. Kết quả
thăm dò một thời gian sau cho thấy Bakatin chỉ thu được 3,42% số phiếu
tín nhiệm, trong khi Yeltsin thu được đa số.
LIÊN XÔ TAN RÃ
Trong những ngày diễn ra cuộc đảo chính tháng 8 năm 1991, Bakatin giữ
lập trường trung thành với Gorbachov, không tham gia và không hợp tác
với Ủy ban tình trạng khẩn cấp. Ông viết đơn tự nguyện từ bỏ quyền hạn và
chức vụ của mình trên cương vị thành viên Hội đồng An ninh và sau đó,
cùng với một thành viên khác của Hội đồng An ninh là E.Primakov viết thư
lên tiếng phản đối Ủy ban tình trạng khẩn cấp.
Sau khi Ủy ban tình trạng khẩn cấp thất bại và Kriuchkov bị bắt, Phó
Chủ tịch kiêm Tổng Cục trưởng Tổng cục Tình báo là L.Shebarshin được
bổ nhiệm làm quyền Chủ tịch KGB. Kriuchkov thấy Shebarshin có năng
lực đã bồi dưỡng ông thành Tổng Cục phó, rồi Tổng cục trưởng Tổng cục
tình báo và Phó Chủ tịch KGB thay mình. Nhưng Kriuchkov không đưa