tăng và bộ binh Đức tấn công họ đã từng học các trường huấn luyện quân
sự ở Liên Xô.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, hoà ước Vec-xay tước của nước Đức
bại trận quyền sáng chế và sản xuất vũ khí hiện đại. Năm 1922, Liên Xô ký
hiệp định hợp tác quân sự đầu tiên giữa Hồng quân Liên Xô với quân đội
Đức. Bộ Chính trị cho phép Đức xây dựng một số cơ sở quân sự trên lãnh
thổ Liên Xô để tiến hành thử vũ khí và kỹ thuật quân sự hiện đại và đào tạo
đội ngũ. Đổi lại Đức chia xẻ với Liên Xô những thành tựu quân sự tiên tiến
của mình. Trên tình thân đó, ở Lipetsk đã mở một trường đào tạo phi công
cho Đức trên cơ sở trường dạy bay của hồng quân. Nhiều phi công cự
phách của Đức sau này chính là đã qua trường này. Ở Kazan thì mở trường
tăng, và người học sinh nổi tiếng nhất là Hains Guderian sau này là tướng
chỉ huy binh đoàn xe tăng tấn công Liên Xô mùa hè 1941. Còn ở Samara
thì đào tạo chuyên gia chiến tranh hoá học cho Đức, may thay, đã không
được Đức sử dụng trong chiến tranh thế giới II. Không ít tướng lĩnh Đức đã
từng học ở Liên Xô. Mười năm sau, tên tuổi của họ đã được cả thế giới biết
đến ở Nuremberg. Đó là Thống chế Keitel - Tổng Tư lệnh quân đội, Thống
chế Brauchich - Tư lệnh lục quân, thống chế Manstein đã chỉ huy chiến
dịch chiếm Sevastopol và tàn phá Lêningrad.
Trong những năm đó, giới quân sự Liên Xô rất chú ý nghiên cứu kinh
nghiệm quân sự của Đức. M.V.Frunze - người thay thế Trotski làm Dân ủy
Quốc phòng, viết:
"Cho đến nay, Đức là quốc gia có hệ thống tổ chức lực lượng vũ trang
hùng mạnh nhất và hoàn thiện nhất".
Các tướng lĩnh Liên Xô thích phong cách thiên mạnh về tấn công của
quân đội Đức.
Thậm chí năm 1933, khi Đức có Chính phủ mới do A.Hitler đứng đầu,
sự hợp tác quân sự giữa hai nước vẫn tiếp tục. Tháng 5 năm 1933, tại một
cuộc chiêu đãi khách Đức, Thứ trưởng Quốc phòng Tukhachevski nói:
"Cái chia rẽ chúng ta là chính sách, chứ không phải là tình cảm - tình
cảm hữu nghị giữa hai quân đội chúng ta. Chúng tôi với các ngài - Liên Xô