Litvinov thì coi đối tác chính của Liên Xô là Anh, Pháp và Mỹ. Năm 1933,
chính ông đáp tàu biển vượt đại dương sang Mỹ đàm phán với Tổng thống
Mỹ Roosevelt và thoả thuận việc lập quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và
Mỹ. Đó là giai đoạn đỉnh cao đắc chí nhất của Litvinov. Để tỏ lòng biết ơn
của chính phủ Liên Xô đối với công trạng đó, Stalin đã tặng Litvinov một
ngôi nhà ngoại ô ở Firsanovka.
Ngoại giao Liên Xô thời Litvinov đã đưa nước Nga Xô viết gia nhập Hội
quốc liên - tiền thân của Liên hợp quốc Cũng chính Litvinov đã tìm cách
liên kết các quốc gia châu Âu để chống lại nước Đức Hitler. Nhưng không
thành công, vì các nước châu Âu sợ Hitler nhưng cũng lại không tin Stalin.
Năm 1936, nhân dịp 60 tuổi, Litvinov được trao tặng Huân chương
Lênin. Báo "Sự thật" có bài nhan đề "Người con trung thành của Đảng
Bônsêvích". Bài báo viết: "Tên tuổi của đồng chí Litvinov sẽ đi vào lịch sử
như một trong những đại biểu của thời đại vĩ đại của cách mạng tháng
Mười và xây dựng chủ nghĩa xã hội, như một hiện thân của chính sách đối
ngoại Liên Xô trong cuộc đấu tranh vì hoà bình giữa các dân tộc".
BẮT TAY VỚI ĐỨC QUỐC XÃ
Kỷ nguyên của Litvinov kết thúc sau khi Stalin quyết định hợp tác chiến
lược với Đức. Việc thay ngoại trưởng là một tín hiệu cho Hitler hiểu rằng
Liên Xô sẵn sàng nhích lại gần với Đức.
Khi Stalin và Molotov thông báo cho Berlin rằng Matxcơva sẵn sàng đón
Dân ủy Ngoại giao của Đức Quốc xã, Hitler phấn khởi giơ hai tay lên trời
và cả cười:
- Bây giờ thì cả thế giới trong túi ta rồi?
Khi Ribbentrop đến Matxcơva tháng 8/1939, Stalin lần đầu tiên đích
thân tham gia đàm phán với một Bộ trưởng Ngoại giao nước ngoài. Ba
người: Stalin, Molotov và Ribbentrop đã quyết định mọi vấn đề trong một
ngày. Đến một giờ đêm thì Molotov và Ribbentrop ký hiệp ước không tấn
công.
Ngày 31/8/1939, Molotov báo cáo tại phiên họp bất thường của Xô viết
tối cao về việc ký Hiệp ước với Đức.