CÁC CUỘC CHIẾN TRANH TIỀN TỆ - Trang 42

Ngay khi trò chơi có vẻ dịu đi như vậy, O.D đã tung ra nước cờ liều mạng

của mình. Phát biểu trên danh nghĩa của đội Xám, anh ta tuyên bố rằng cảnh
sát biển Nhật Bản vừa ngăn chặn được một lô lớn những tờ 100 đô-la Mỹ
giả gần như hoàn hảo mà các quan chức của Bộ Ngân khố Mỹ gọi là những
tờ supernote (tiền siêu giả). Những tờ tiền giả siêu hạng này được in bởi Văn
phòng 39 khét tiếng của Triều Tiên, cơ quan in tiền giả do chính phủ bảo trợ
được chính Kim Nhật Thành lập ra năm 1974 để điều khiển việc rửa tiền, in
tiền giả, buôn lậu ma túy và các hoạt động vốn chỉ do các băng đảng tội
phạm thực hiện, nhằm thu về ngoại tệ mạnh cho chế độ của họ. Nước đi của
O.D. gợi nhớ đến những câu chuyện trong lịch sử, với các quốc gia tham gia
vào chiến tranh tiền tệ bằng cách in giả tiền tệ của kẻ thù và tung lượng tiền
giả này vào lãnh thổ của kẻ thù để tạo ra sự bất tín nhiệm đối với các tờ tiền
thật và góp phần dẫn đến sụp đổ kinh tế. Trong thời kỳ nội chiến tại Mỹ, một
người ủng hộ Liên bang Miền Bắc và là chủ cửa hàng văn phòng phẩm ở
Philadelphia tên Samuel Upham đã in giả 15 triệu đô-la tiền của Liên minh
Miền Nam, con số này bằng khoảng 3% của tổng số tiền trong lưu thông!
Phần lớn số tiền này được những người lính của Liên bang Miền Bắc mang
xuống miền Nam và đã làm xói mòn niềm tin vào tờ tiền thật của Liên minh
Miền Nam. Nước đi mà O.D. vừa nêu ra là sự gợi nhớ xa xôi tới một giai
đoạn xa xưa của các cuộc chiến tiền tệ.

O.D. cũng báo cáo rằng các ngân hàng ở Thụy Sĩ đã bị lừa bởi những

khoản tiền gửi bằng những tờ tiền giả siêu hạng này. Chúng dường như tràn
về từ khắp nơi trên thế giới. Những khoản thất thoát của các ngân hàng Thụy
Sĩ và việc bắt giữ chuyến tiền siêu giả nói trên của cảnh sát Nhật đủ để gây
nên sự nghi ngờ đối với giá trị của đồng đô-la Mỹ đang lưu thông ở trên thị
trường quốc tế, chủ yếu là đối với các tờ giấy bạc 100 đô-la. Hiện nay người
ta loan tin rằng đồng đô-la được mua bán ở chợ đen với mức giá thấp hơn
mệnh giá trên các thị trường tiền tệ thế giới. Trong tổng số đô-la Mỹ đang
lưu thông, lượng đô-la tiền mặt là khá nhỏ so với lượng chuyển khoản mà
các ngân hàng nắm giữ, do đó việc tiền giả tràn lan như trên thực ra chưa
đến mức thảm họa. Tuy nhiên, đó vẫn là một cú đánh nữa vào đồng tiền này,
một nước đi đẹp từ O.D.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.