5
HỌC THUYẾT PHÂN TÍCH XÃ HỘI
ALFRED ADLER, KAREN HORNEY, ERIC FROMM và
HARRY STACK SULLIVAN
Chúng ta đã nghiên cứu sự phát triển của học thuyết phân tâm học
“chính thống” của Freud và sự mở rộng hiện đại của nó, tâm lý học bản
ngã, và đã thấy ảnh hưởng to lớn của thiên tài sáng tạo Freud đối với tâm lý
học và tâm thần hoc thế kỷ XIX. Dù ảnh hưởng rộng rãi ở cả con người lẫn
học thuyết, nhưng nhiều người bắt đầu từ bên trong phong trào phân tâm
học theo xu hướng chủ đạo đã đi đến chỗ bất đồng với các khía cạnh khác
nhau của luận điểm Freud. Và một số trường hợp đã lập nên nhóm riêng.
Một số các triết gia này đã đề cập đến một đặc điểm đặc biệt được Freud
nêu ra đầu tiên và xây dựng nó thành một học thuyết riêng biệt. Những
người khác tập trung vào những gì họ xem là các nhược điểm trong học
thuyết phân tâm học và phát triển các giả thuyết để lấp đầy các lỗ hổng của
học thuyết này. Mặc dù vậy, những người khác vẫn tiến xa hơn để phát
triển các học thuyết chính thức vượt ra khỏi học thuyết cơ bản của Freud và
trở thành các học thuyết độc đáo thiết yếu theo tư cách cá nhân. Số học
thuyết phân lập rất lớn và chứng thực sức mạng khám phá to lớn củahọc
thuyết cơ bản của Freud. Điển hình gồm có các học thuyết của Reich,
Rank, Ferenecz và Stekel. Reich (1927) được biết đến nhiều nhất vì nhấn
mạnh đến tính hiệu nghiệm của sự khoái và liệu pháp năng lượng phổ tại
“orgone”, ông đã chắt đứt quan hệ với Freud chủ yếu về quan niệm bản
năng chết. Rank (1929) chấp nhận quan niệm của Freud về chấn thương
sinh đẻ và phát triển toàn bộ học thuyết tập trung vào vai trò của kinh
nghiệm quan trọng này, tập trung vào ảnh hưởng của mẹ đối với đứa con.
Cả Ferenczi (1952) và Stekel (1949) đều cố gắng phát triển những sự thay
đổi về kỹ thuật liệu pháp phân tâm học.
Ở đây, chúng ta quan tâm đến một nhóm các triết gia tuyệt giao với
Freud, do họ bất đồng khi ông đề cao các nhân tố sinh học hơn là các nhân