tố xã hội trong sự phát triển và thực hiện chức năng của nhân cách. Đối với
nhiều người, Freud đề cao tầm quan trọng của bản năng như các nguyên
nhân của hành vi, tiêu biểu cho cái tốt nhất trong thuyết quyết định sinh
học. Các nhà phê bình xác nhận rằng lúc đầu, Freud đã không chú ý đến vai
trò của xã hội trong việc định hình hành vi con người, trong khi đó, ông lại
nhấn mạnh quá nhiều đến các nền tảng sinh học. Sự phê bình này hoàn toàn
không chính xác, vì Freud đã đề cập đến siêu ngã như là một phần chủ yếu
của mô hình nhân cách, do đó, ông chó là các nhân tố xã hội có tầm quan
trọng nào đó trong hành vi. Tuy nhiên,trong phân tâm học chính thống, rõ
ràng có sự đề cao sinh học hơn là căn hóa. Và những người trong giới phân
tâm học chính thống cho rằng nhân tố xã hội có tầm quan trọng lớn hơn.
Do đó, họ buộc phải phát triển các quan điểm của riêng mình.
Học thuyết hành vi xã hội đã không hoàn toàn phát sinh bên trong phong
trào phân tâm học. Song song với các tác phẩm của Freud, MCDotigall
(1908) đã phát triển một học thuyết bản năng về hành vi xã hội. Về cơ bản,
ông cho rằng đa số hành vi con người được các bản năng thừa kế quyết
định và các cảm xúc được liên kết với các bản năng này, kể cả những điều
như sự tò mò, sự tự hạ mình, tính thích giao du đàn đúm, và sự tự khẳng
định. Phản ứng chống lại học thuyết của McDougall có ảnh hưởng ban đầu
sâu sắc. Một mặc, Watson và các nhà nghiên cứu hành vi học xác nhận
nhiều hành vi McDougall quy là bản năng, trên thực tế đều được học hỏi;
mặc khác, các nhà nhân loại học (như Boas) đã cho thấy chứng cớ về tính
thay đổi giữa các nền văn hóa trong các mô hình hành vi. Kết quả là, một
phong trào chống lại bản năng đang phát triển, cuối cùng dẫn đến một tổng
quan sâu sắc của Bernard (1924) là, về mặt sinh học, không nhấn mạnh đến
bản năng và hướng về mặt văn hóa xã hội thông qua sự học hỏi như là một
nhân tố quyết định của nhân cách. Hơn nữa, nhìn chung thời kỳ gần đầu thế
kỷ, văn hóa, xã hội học, cũng như trong tâm lý học và các môn khoa học xã
hội có liên quan phát triển nhanh chóng, có ảnh hưởng ngày càng tăng đối
với các triết gia trong tâm lý học và tâm thần học. Như Freud đã nhận thức
(thậm chí trong thời kì đầu tiên của phân tâm học) là học thuyết văn hóa xã