bắt đầu như là một tiềm năng bẩm sinh (trong Fromm, Adler) hay nó là kết
quả học tập các kinh nghiệm đầu đời (như trong Sullivan). Đối với các triết
gia này, quan niệm bản thân tiêu biểu cho các tính duy nhất của con người
với tư cách là một thực thể. Sự hiện diện của bản thân, có nghĩa là cá nhân
sẽ không hoàn toàn đầu hàng các áp lực, họ sẽ thích nghi được và vẫn còn
khả năng thay đổi thế giới một cách sáng tạo để đáp ứng các nhu cầu của
riêng mình.
Một tính chất chung cuối cùng là, các triết gia phân tích xã hội tín nhiệm
liên tục (dù là một phần) vào các khía cạnh quan trọng của học thuyết
Freud. Dù chính các triết gia này nhấn mạnh đến những điều khác biệt của
họ với Freud hơn, nhưng đọc kỹ bất kỳ tác phẩm nào của họ đều thấy rõ là
các nhà phân tích mới dựa vào ông. Phần lớn các học thuyết của họ tiêu
biểu cho những bổ sung và những thay đổi trong học thuyết phân tâm học,
không phải là sự phát triển toàn bộ hệ thống mới. Trên thực tế, không một
học thuyết nào trong những học thuyết này có thể hoàn toàn đứng vững một
mình mà không liên quan gì đến học thuyết phân tâm học, và có lẽ, không
một học thuyết nào trông cố các học thuyết này được phát triển nếu học
thuyết của Freud không thể sử dụng để đem lại một nền móng.
Dù chúng ta nhấn mạnh đến các học thuyết của Horney và Sullivan
nhiều hơn một chút, nhưng chúng ta hãy bắt đầu bằng tác phẩm của Alfred
Adler. Ông là một trong những nhà phân tích xã hội đầu tiên phát triển học
thuyết cho riêng mình.