TÓM TẮT
Phương pháp tìm hiểu hành vi của B.F Skinner được căn cứ vào việc
nghiên cứu có hệ thống các hành vi có thể quan sát được và các yếu tố
quyết định môi trường của hành vi. Ông đã một mực phủ nhận tính hữu
dụng của các cấu trúc lý thuyết như bản ngã, vô thức, bản thân và sự lo
lắng vốn dựa trên các kết luận liên quan đến các trạng thái nội tại vô hình
của cá nhân. Ở vị trí của chúng, Skinner đã thay thế sự phân tích chức năng
của hành vi vốn nhắm đến việc xác định các mối quan hệ nhân quả hợp
pháp.
Skinner thừa nhận hai phạm trù hành vi: hành vi đáp ứng là những phản
ứng do các kích thích có thể nhận biết được gợi ra; hành vi có hiệu lực là
những phản ứng xảy ra mà không liên quan đến kích thích được biết đến cụ
thể. Dựa vào sự phân biệt giữa hành vi đáp ứng và có hiệu lực, hai loại
huấn luyện được nhận biết: tạo điều kiện cổ điển (tạo điều kiện Pavlov) và
tạo điều kiện có hiệu lực (tạo điều kiện công cụ). Trong hình thức huấn
luyện sau, sinh vật đưa ra một phản ứng (“phát ra” theo thuật ngữ của
Skinner) tác động đến môi trường để thay đổi nó. Khả năng có thể xảy ra là
phản ứng sẽ lặp lại các sự kiện kiểm soát. Các sự kiện này theo sau phản
ứng; và khi các sự kiện gia tăng khả năng, phản ứng này sẽ được lặp lại,
chúng ta cho rằng các sự kiện đang củng cố.
Tương tự, các phương thức nghiên cứu khác, Skinner phân biệt các tác
nhân củng cố chính và phụ. Các tác nhân củng cố chính là một kích thích
thường có mối quan hệ trực tiếp với một động lực nào đó; các tác nhân
củng cố phụ có các đặc tính củng cố qua sự phối hợp với tác nhân củng cố
chính.
Một sự phân biệt quan trọng được đặt ra giữa các tác nhân củng cố tích
cực và các tác nhân củng cố tiêu cực. Những tác nhân có thể phân biệt này
được đặt tên là các tác động cụ thể của phản ứng. Sự hiện diện của tác nhân
củng cố tích cực theo sau phản ứng có hiệu lực, gia tăng khả năng xảy ra
phản ứng đó. Ngược lại, sự thiếu tác nhân củng cố tiêu cực theo sau phản