“Cơn bão” của sự tranh luận khuấy động bởi quan điểm này đã hướng tới
những cuộc nghiên cứu xa hơn về liệu pháp tâm lý và một số những phản
hồi từ bài bình luận của Eysenck. Vấn đề đặt ra đến nay vẫn không được
giải quyết, dù cả hai lời phê bình và nghiên cứu được tóm tắt, đánh giá cẩn
thận (Bergin 1971).
Tính thực nghiệm yếu. Có lẽ lời phê bình quan trọng nhất về thuyết
Freud là thiếu những tính chất thực nghiệm mạnh mẽ. Nghiên cứu sáng tạo
của Freud, như chúng ta đã thấy, là nghiên cứu dựa trên tiến triển của một
người hay nhóm người qua từng giai đoạn liên quan đến những quan sát
lâm sàng. Từ việc những quan sát như thế không thể nào sao lại một cách
trực tiếp và chủ yếu dựa trên một số nhỏ những trường hợp cá nhân, nó
được coi là một nền tảng kiểm tra học thuyết nghèo nàn. Công trình tiếp
theo thường xuyên liên quan đến phần nào đó những xử lý có tính thử
nghiệm, tương quan chính xác hơn, nhưng phần nhiều của nghiên cứu này
thiếu hẳn sự điều khiển, do sự phức tạp của chính bản thân học thuyết và
những khó khăn khi đi đến những định nghĩa vận hành về các ý niệm trọng
yếu. Có lẽ mâu thuẫn khi nói rằng, một trong những sức mạnh vĩ đại của
thuyết Freud là khả năng sản sinh ra hàng trăm nghiên cứu sau đó củng cố
nền tảng của chúng ta về những kiến thức thực nghiệm. Trong khi một
trong những điểm yếu to lớn của học thuyết là thực nghiệm được khai triển
quá ít chính xác, không thể hướng tới những kết luận thích hợp và vững
chắc.