Những sức mạnh của học thuyết
Trong xây dựng thuyết phân tâm học, Sigmund Freud đã xây nên một
cây cầu vĩ đại, một sự khải hoàn của kiến trúc trí tuệ, nó bắc qua vực thẳm
giữa triết học và tâm lý học, nối liền tâm trí và thể xác con người, và thúc
đẩy sự tiến bộ từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX. Những xà cầu đồ sộ của cây
cầu do Freud xây thừa đủ hỗ trợ những mặt quan trọng của vô số các ngành
học, đủ rộng để cho phép xây dựng vô số những học thuyết “vụn vặt” mà
không làm trở ngại đáng kể đến sự phát triển tiến bộ của đường giao thông
huyết mạch học thuyết trọng yếu, và đủ mạnh để chịu nổi sức đè từ các lời
phê bình. Phân tâm học cũng chứng minh là ngôn ngữ được chia sẻ – một
loại ngôn ngữ chung – giúp đỡ tới cùng những khoảng trống giao tiếp giữa
sự phát triển tâm lý học hàn lâm và một phong trào được bắt đầu như là
một phần của y khoa chuyên nghiệp.
Giá trị khám phá. Chúng ta thực sự đã nhìn thấy rằng giá trị khám phá
của thuyết Freud thật mênh mông, là một cú hích cho việc phát triển nhiều
học thuyết khác và sản sinh một số lượng khổng lồ các cuộc nghiên cứu.
Trong vùng phát triển của học thuyết, một vài triết gia đã triển khai chỉ trên
vài khía cạnh đặc thù của thuyết Freud, những người khác phát triển học
thuyết như một phản ứng chống lại một khía cạnh này hoặc khía cạnh khác
của phương pháp Freud, còn có những người theo đuổi tư tưởng của Freud
cho những ngành học ngoài môn tâm lý học và tâm thần học (như xã hội
học, tôn giáo, khoa học chính trị, lịch sử và khảo cổ học). Công trình của
Freud (không nghi ngờ gì nữa) có một phạm vi khám phá vĩ đại hơn bất kỳ
phương pháp nào mà chúng ta sẽ xem xét sau.
Áp dụng. Trước thời của Freud, người ta xem những bệnh nhân rối loạn
cảm xúc như những khoảng không vô thức, và không có sự giúp đỡ từ bất
kỳ học thuyết có hệ thống nào để giúp cho tình trạng của họ. Nhà liệu pháp
thực hiện cho bệnh nhân mọi điều mà không hề biết đến lý do tại sao cách
xử lý đặc thù có thể có giá trị. Sarnoff (1971) tóm tắt sự tác động mạnh mẽ
của thuyết Freud trong cách nhìn này: