Lịch sử tâm lý
Lịch sử tâm lý là một hình thức áp dụng để phân tích tâm lý dùng cho
nghiên cứu lịch sử cá nhân. Năm 1975, Erikson đề xuất một phương pháp
giảng dạy cụ thể để tiến hành điều tra lịch sử tâm lý. Erikson đã phát triển
và trau chuốt phương pháp giảng dạy này thông qua một số các điều tra –
bao gồm cả các thông số của Hitler (1950/1963), Luther (1958), Gandhi
(1969) và Thomas Jeffeson (1974).
Phương pháp lịch sử tâm lý của Erikson là sự mở rộng hình thức phân
tích tâm lý được tiến hành trên người thật. Về phần tiểu sử và tự giới thiệu,
mỗi người thực hiện những bài viết về tiểu sử của chính bản thân và những
bài bình luận của các tác giả khác về mình. Hơn nữa, các nhà sử học tâm lý
cố gắng không tìm hiểu tiểu sử của từng cá nhân mà là bằng cách nào các
nhân vật lịch sử có thể làm thay đổi thế giới. Cá nhân được tư vấn là khuôn
mẫu chúng cho khái niệm về xã hội và biến đổi xã hội dựa trên những xung
đột bên trong mỗi người. Những khái niệm đó thu hút sự quan tâm của con
người, vì những thay đổi sẽ giúp con người xích lại gần nhau để tạo ra một
lực lượng quan trọng cho sự biến đổi của xã hội.
Erikson đề nghị tiến hành nghiên cứu lịch sử tâm lý phải đảm bảo rằng
việc phân tích tâm lý đó càng có giá trị càng tốt. Kết quả lý giải sẽ bị ảnh
hưởng từ tiến trình đào tạo chuyên môn và việc kế thừa kinh nghiệm nền
tảng, thậm chí còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng tinh thần của cá nhân lúc đó.
Hơn nữa, các nhà lịch sử tâm lý phải nghĩ đến những nhân tố lịch sử có thể
ảnh hưởng đến lời khai của nhân vật lịch sử được tư vấn. Những nhân tố
ảnh hưởng đó có thể do độ tuổi, giai đoạn phát triển, thời điểm, tình hình
thế giới và cách chất vấn phù hợp với tiểu sử đời sống cá nhân.
Erikson chính là người sáng lập nên nền nghiên cứu theo lối lịch sử tâm
lý, và phương pháp tiếp cận chi tiết cẩn thận của ông đã được nhiều nhà
nghiên cứu áp dụng.