Dự đoán của Freud về tự do ý chí của bản ngã
Hệ thống cơ bản của Freud về nguồn gốc của cấu trúc tâm linh cho rằng
xung động bản năng, với tư cách là nhân tố cấu trúc thô sơ nhất, hàm chứa
tất cả, xung động đó mang tính bẩm sinh. Sự kế thừa chủ yếu dưới hình
thức bản năng ngụ trong nguồn năng lực, đó là xung động bản năng. Bản
ngã được cho là phát triển bên ngoài vùng năng lực mạnh mẽ này với một
loạt các chức năng cần thiết cho tương tác và tác động với môi trường. Ban
đầu, nó được xem là không có hình dáng rõ rệt và không có năng lượng. Để
tồn tại và phát triển, bản ngã phải đáp ứng những nhu cầu của xung động
bản năng và chủ yếu là một hướng dẫn không hiệu lực đến với sự thực,
cưỡi trên những con sóng mạnh mẽ của nguồn năng lượng thúc đẩy xung
động bản năng. Thật ra, Freud đã ví bản ngã như là “một người cưỡi ngựa,
nếu anh ta còn ở trên lưng ngựa thì buộc phải điều khiển con ngưa đến nơi
mình muốn tới…” (1923/1971, trang 15). Thiết chế quan hệ này giữa bản
ngã và xung động bản năng đưa ra quan điểm của cá nhân. Những chức
năng cố định, thúc đẩy và mang tính cha truyền con nối thì cơ bản hơn và
mạnh mẽ hơn so với những chức năng hiện thực. Trong mối quan hệ với
hiện thực môi trường bên ngoài, cá nhân phó mặc cho xung động bản năng
nguyên thủy.
Hartmann không hoàn toàn đồng ý với quan điểm về cá nhân này. Khả
năng lựa chọn sự thích nghi năng động của mỗi người đối với hiện thực bên
ngoài vừa là một phần khả năng, có vẻ khả thi trong tương lai của ngành
phân tích tâm lý. Hartmann và các tác giả khác đã trích dẫn những đoạn đặc
biệt trong tác phẩm của Freud, và Freud cũng đã chuyển sang hướng nghiên
cứu này. Ban đầu, bản ngã không mang tính cha truyền con nối trong tác
phẩm Bản Ngã và Xung Động Bản Năng (1923/1971b). Trong tác phẩm
này, Freud đã trình bày một cách ý tứ và thiếu tính chuyên môn tức thời
rằng “không thể nói đến tính kế thừa trực tiếp trong bản ngã” (trang 28).
Freud trình bày về sự thay đổi quan trọng trong học thuyết của ông, xuất
hiện lần đầu tiên trong tác phẩm Sự phân tích về cái Hữu hạn và Vô Hạn
(1937/1971a).