CÁC HỌC THUYẾT VỀ NHÂN CÁCH - Trang 162

… chúng ta không có lý do nào để bác bỏ sự tồn tại và tầm quan trọng
của những biến động bẩm sinh nguyên thủy trong bản ngã… Khi nói
đến “di sản cổ xưa”, nhìn chung, chúng ta chỉ nghĩ đến xung động bản
năng và rõ ràng rằng, chúng ta giả định không có bản ngã nào tồn tại
vào giai đoạn khởi đầu của đời người. Nhưng chúng ta đừng quá nhìn
nhận tuyệt đối rằng xung động bản năng và bản ngã có nguồn gốc là
một và đừng hàm ý lạm dụng một cách bí ẩn tính cha truyền con nối
nếu chúng ta tin rằng, thậm chí trước khi bản ngã tồn tại, tiến trình
phát triển theo trình tự, những xu hướng và phản ứng của nó đã được
định trước. (trang 240).

Quan điểm này có thể được phân tích theo nhiều hướng khác nhau.

Giống như nhận định của Freud, Hartmann hiểu rằng bản ngã sở hữu đặc
tính cha truyền con nối và nguồn năng lượng gốc, đây là một quan điểm
mâu thuẫn trực tiếp với nhận định của Freud năm 1923. Có quan điểm cho
rằng, ở đây, Freud chỉ đang nói đến khuynh hướng phát triển của bản ngã,
vì ông nhận định “thậm chí trước khi bản ngã tồn tại, tiến trình phát triển
theo trình tự, những xu hướng và phản ứng của nó đã được định trước.”
(phần in nghiêng, trang 240). Hơn nữa, người ta có thể kết luận rằng, ở đây,
Freud vẫn quan niệm bản ngã phát triển bên ngoài xung động bản năng,
trong đó “xung động bản năng và bản ngã có nguồn gốc là một” (phần in
nghiêng trang 240). Sự bình luận nói trên không khác biệt gì đáng kể so với
sự lý giải có phần mạnh mẽ hơn của Hartmann đối với cùng một đoạn văn.
Cũng có thể trong những đoạn này và những đoạn khác trong tác phẩm của
mình, Freud không xét đến vấn đề về tầm quan trọng của sự kế thừa bản
ngã.

Có lẽ, chúng ta sẽ thắc mắc tại sao lại như vậy. Ở độ tuổi 80, Freud đã có

những nhận định mở đường cho việc tạo ra những sự biến đổi quan trọng
trong các thiết chế đầu tiên của ông. Dĩ nhiên, chúng ta không thể biết
chính xác đâu là lý do phía sau nhận định của Freud. Tuy nhiên, cũng có
thể đoán đó là do hai nhân tố chính hay do hai người bị ảnh hưởng tư tưởng
của Freud tại thời điểm ông viết tác phẩm Sự Lý Giải Về Cái Hữu Hạn và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.