Vô Hạn. Trước tiên là chính bản thân Hartmann đã tiếp tục sự nghiệp phân
tích giảng dạy cùng với Freud trong suốt từ năm 1934-1936. Ông là người
Freud ái mộ và kính nể (theo Jones 1957). Do đó, có thể Hartmann đã gieo
mầm mống về bản ngã tự do ý chí, nảy sinh trong tác phẩm của Freud năm
1937. Và hai năm sau đó, nó đã phát triển đến một tầm vóc đáng kể trong
tác phẩm của Hartmann, đạt đến trình độ trưởng thành trong suốt cuộc đời
sự nghiệp của người thừa kế Hartmann. Ảnh hưởng thứ hai có thể là từ con
gái của Freud, Anna, người đã gia nhập Tổ Chức Phân Tích Tâm Lý
Vienna gần như cùng thời điểm với Hartmann. Tư tưởng của cô cũng bị bản
ngã chi phối và trong năm 1936 cô đã xuất bản một cuốn sách quan trọng:
Bản Ngã và Chủ Nghĩa Cơ Giới Bảo Vệ.
Dù tác phẩm Sự Lý Giải Về Cái Hữu Hạn và Vô Hạn (năm 1937) của
Freud có bị ảnh hưởng gì đi nữa, đó cũng không phải là tác phẩm cuối cùng
của ông ta, và trong thời gian xuất bản tác phẩm kế tiếp Chủ Nghĩa Nhất
Thần và Đa Thần (1939/1967), ông dường như bỏ qua ý tưởng về bản ngã
tự do ý chí. Thực ra, trong tác phẩm Khung phân tích tâm lý được xuất bản
sau khi ông chết, Freud dường như quay trở lại với quan điểm rằng xung
động bản năng “chứa mọi thứ kế thừa được, nó tồn tại từ khi con người mới
sinh ra và được quy định trong hiến pháp” (trang 145).