NĂNG LỰC VÀ TỰ DO Ý CHÍ CỦA BẢN NGÃ
Theo học thuyết của Hartmann, sự năng động trong nhân cách con người
vẫn còn là sự năng động theo kiểu thể hiện khả năng của họ. Theo học
thuyết của Freud, mỗi cá nhân có sẵn một số khả năng nào đó mà những
khả năng này sẽ liên tục được duy trì và bổ sung thêm. Thông qua sự tăng
lên hay giảm xuống của khả năng này, nhân cách sẽ hoạt động cả bên trong
nội tâm lẫn trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài tâm linh. Uy lực
tương đối của ba cấu trúc tâm linh khi nó ảnh hưởng đến hành vi là chức
năng của tổng các năng lực được điều khiển bởi cấu trúc đó.
Khái niệm của Hartmann về tự do ý chí bản ngã cơ bản vượt xa sự đề
xuất với những dụng cụ thí nghiệm bản ngã kế thừa để đưa ra một nền tảng
mang tính di truyền cho sự năng động của bản ngã trong hình thức của khả
năng bản ngã di truyền. Khả năng này xuất phát từ một loạt các khả năng
căn bản. Các khả năng đó là một phần của giai đoạn không thể phân biệt
được và đồng thời thông qua sự phân biệt ấy, cuối cùng làm sản sinh ra khả
năng xung động bản ngã cũng như khả năng của bản ngã. Hartmann nói về
vấn đề này như sau:
… phần của năng lực trí tuệ – chúng ta hiếm khi có khả năng đánh giá
được nhiều hay ít bao nhiêu – đó không phải là khả năng chủ yếu mà
đó là một giai đoạn rất sớm của bản ngã hoặc tiền bẩm sinh của cái mà
sau này được gọi là chức năng bản ngã đặc trưng. Cũng có thể đối với
những dụng cụ thí nghiệm đó chúng dần dần rơi vào sự ảnh hưởng của
bản ngã và có ảnh hưởng trở lại sự phát triển của bản ngã. (1964, trang
236).
Như vậy, từ khía niệm của Hartmann về tự do ý chí bản ngã cơ bản,
chúng ta có được phần nào chức năng mang tính thực tế, dựa trên lý trí và
trí tuệ (mà về cơ bản, chức năng này độc lập đối với những lực lượng cơ
bản gây ra những cuộc xung đột bản năng trong cả hình thức và nội dung).