liệu về phân tâm học trong các buổi thảo luận về sự trung tính hóa của
Hartmann. Freud (1926/1971d) nói đến sự thăng hoa như là một điều cần
thiết phải giảm khả năng hoạt động tình dục mạnh mẽ. Trong tiến trình này,
bản ngã được xem là đã đạt được khả năng của nó, bằng cách lấy bản năng
ra khỏi năng lực tình dục của xung động bản năng. Một khi năng lực về
tình dục bị giảm, bản ngã sẽ sẵn sàng cho việc định hướng mục đích.
Hartmann tán đồng giả thuyết thăng hoa của Freud, nhưng ông nghĩ rằng
điều đó chưa đủ để giải thích những nguồn gốc mang lại năng lực trung
tính hóa cho việc sử dụng bản ngã. Dĩ nhiên, dục tính là một trong hai yếu
tố bản năng chính, và yếu tố kia sẽ là sự hung hãn, nóng nảy. Hartmann tập
trung vào yếu tố thứ hai để mở rộng thuyết làm giảm tính bản năng của
Freud. Freud chỉ ra rằng, trong một vài trường hợp, việc gợi lên những
trạng thái nóng nảy (chẳng hạn như, bằng một tình huống nguy hiểm hay
gây thất vọng) có thể dẫn đến một cuộc ẩu đã để chống lại đối tượng gây ra
những trạng thái đó. Ở những trường hợp khác, khi sự nóng nảy không thể
biểu lộ một cách trực tiếp, tâm trạng đó sẽ nhường chỗ cho một đối tượng
thay thế. Ví dụ, một viên thư ký ngày hôm đó thất vọng trong công việc của
mình. Anh ta/chị ta sẽ có cách cư xử nóng nảy, hung hãn với những người
trong gia đình của anh ta/chị ta ngay tối hôm đó. Khi không có những giải
pháp nhằm làm giảm bớt căng thẳng cho tính nóng nảy, người ta có thể sẽ
hành động theo bản năng là tự mình dấu cảm xúc ấy vào bên trong. Các nhà
phân tích tâm lý khác (như Klein và Lampl – de – Grott) cũng đồng ý với
quan điểm của Hartmann về thuyết làm giảm sự nóng nảy, và Menninger
(1942) thậm chí đã xem thuyết này quan trọng hơn cả việc làm giảm hoạt
động tình dục mạnh mẽ, nó như là nguồn gốc của năng lực bản ngã.
Trong thuyết của Hartmann, chúng ta có thể thấy tầm quan trọng chủ yếu
của những chức năng do khả năng được trung tính hóa tạo nên. Bất kỳ một
tiến trình bản ngã nào cũng có thể chịu chi phối bởi khả năng được trung
tính hóa, nhìn chung khả năng đó có ba chức năng. Một là, Hartmann quan
tâm nhiều đến chức năng thực tế và mối liên hệ với môi trường của mỗi cá
nhân. Do đó, ông đòi hỏi bản ngã khi tiến hành những chức năng này phải