pháp cứng nhắc, không thích nghi tốt trong việc cố gắng bù lại quá đáng
cho sự không đầy đủ của mình. Adler xem tình trạng khó xử là một phức
cảm tự ti, thuật ngữ đã trở thành một phần trong ngôn ngữ hàng ngày của
chúng ta.
Adler đã mặc nhiên công nhận mọi người có một mục đích cuối cùng giả
tưởng, nghĩa là sự phấn đấu chủ quan, vô thức, và sáng tạo để vượt qua
những trở ngại trong cuộc đời mình. Ông cũng phát triển một hệ thống các
loại hình nhân cách dựa trên những nguyên tắc về mức độ hoạt động và lợi
ích xã hội.
Phương pháp học thuyết của Karen Horney về nhân cách dựa trên
nguyên lý phát triển khẳng định rằng có một khả năng phát triển bẩm sinh
của con người, con người phấn đấu để đạt được sự nhận thức đầy đủ nhất
về các khả năng của mình nhưng không bao giờ đạt được. Trong học thuyết
của bà ảnh hưởng của văn hóa đối với sự phát triển và hoạt động cả nhân
cách bình thường lẫn nhân cách lên lạc cũng có tầm quan trọng trung tâm.
Để đối phó với sự lo âu cơ bản, người ta phát triển các khuynh hướng loạn
thần kinh. Đối với Horney, chứng loạn thần kinh bao gồm tất cả các mô
hình hành vi xáo trộn hay rối loạn, không kể đến mức độ trầm trọng của
chúng.
Eric Fromm là một triết gia xã hội, quan tâm đến cả cá nhân lẫn xã hội,
và quan tâm đến sự tương tác giữa chúng. Ông mặc nhiên công nhận các
nhu cầu cơ bản của con người : nhu cầu có họ hàng, nhu cầu về ý thức bản
sắc, nhu cầu về tính siêu nhiên, nhu cầu về cội nguồn và nhu cầu về hệ quy
chiếu. Xã hội cũng có nhu cầu, và sự đáp ứng nhu cầu của cả cá nhân lẫn
xã hội là một chức năng của sự tương tác giữa con người và nhóm xã hội.
Sự tương tác này phần lớn được các loại cá tính của con người quyết định.
Các loại cá này được biểu lộ như là một hay nhiều sự định hướng rõ rệt.
Giống như Horney và Fromm, Harry Stack Sullivan nhấn mạnh bản chất
liên ngôi vị của nhân cách. Theo Sullivan, nhân cách tiến triển từ các kinh
nghiệm của đứa trẻ đang lớn lên với nhiều người có ý nghĩa khác. Khái
niệm về sự lo âu là nền tảng đối với học thuyết về sự phát triển của