CÁC KHÁI NIỆM VÀ CẤU TRÚC QUAN TRỌNG
Học thuyết về nhân cách của Rogers là một kết quả – hầu như là một tác
dụng phụ – cố gắng nghiên cứu liên tục cả về phương diện lý thuyết lẫn về
phương diện kinh nghiệm, một phương pháp liệu pháp tâm lý được gọi là
liệu pháp không hướng dẫn hay lấy bệnh nhân làm trung tâm. Nói ngắn
gọn, phương pháp này bao hàm việc nhà trị liệu thiết lập quan hệ nhân cách
hóa ở mức độ cao, từng người một với thân chủ. Nhà trị liệu chấp nhận tình
cảm của thân chủ, thông cảm và thành thật. Nhà trị liệu thể hiện sự quan
tâm tích cực vô điều kiện đối với thân chủ. Điều đó có nghĩa là chấp nhận
và đánh giá thân chủ là một ngôi vị hơn là nhà trị liệu cố gắng áp đặt giá trị
của chính mình lên thân chủ.
Học thuyết về nhân cách của Rogers đã phát triển từ lý thuyết và phương
pháp trị liệu của ông và liên tục bị thay đổi trước các dữ kiện, kinh nghiệm
mới. Trước tiên, chúng ta sẽ trình bày và định nghĩa một số cấu trúc trong
học thuyết. Sau đó, thảo luận sự phát triển và hoạt động của nhân cách như
đã trình bày trong một số tác phẩm của Rogers (1959, 1963, 1967, 1970).
Mở đầu sự trình bày về các học thuyết của mình, Rogers (1959) lập danh
sách và định nghĩa 40 cấu trúc nằm trong học thuyết. Chúng ta chọn định
nghĩa sáu trong số các cấu trúc quan trọng này, một số cấu trúc hàm ý các
cấu trúc khác. Ngoài ra, Rogers không ghi một cấu trúc vào danh sách
trong tập hợp các định nghĩa của mình.
1. Cơ thể. Đây là nội dung tổng quát của con người, bao gồm tất cả
những gì thuộc tâm lý cũng như tất cả những gì thuộc vật chất.
2. Kinh nghiệm. Rogers (1959) định nghĩa kinh nghiệm là tất cả những
gì tiếp diễn bên trong và xung quanh cơ thể ở một thời điểm nào đó,
nó tiềm tàng khả năng nhận thức có sẵn. Do đó, kinh nghiệm gồm có
sự mô tả tâm lý về những nỗ lực sinh lý như cái đói và ảnh hưởng
chốc lát của ký ức, kinh nghiệm quá khứ cũng như tác động của các
kích thích bên ngoài lên các cơ quan giác quan.