3. Cái tôi hay khái niệm về cái tôi. Hai thuật ngữ này đồng nghĩa. Rogers
(1959) định nghĩa bản thân là dạng khái niệm nhất quán, có tổ chức,
gồm có những nhận thức về các đặc điểm của “cái tôi chủ thể” hay
“cái tôi khách thể” và các nhận thức về các quan hệ của “cái tôi chủ
thể” hay “cái tôi khách thể” với người khác và trong các khía cạnh
khác nhau của đời sống, cùng với các giá trị được gắn liền với các
nhận thức này. (1959, trang 200)
Lúc đó, về cơ bản, cái tôi là một bản thân như là khách thể, tự xem mình
như một đối tượng trong lĩnh vực kinh nghiệm. Ở bất cứ thời điểm nào đó,
nó là một thực thể. Nhưng theo thời gian, nó là một quá trình năng động
hay thay đổi. Một đặc điểm quan trọng của cái tôi là luôn luôn có khả năng
nhận thức, mặc dù không nhất thiết phải nhận thức ở một thời điểm đã định
sẵn.
1. Khuynh hướng hiện thực hóa. Một tổ chức phải được thúc đẩy để cư
xử, để tham gia hoạt động. Rogers mặc nhiên công nhận khuynh
hướng hiện thực hóa, khuynh hướng bẩm sinh của tổ chức để nhận ra
các khả năng, tự duy trì và nâng cao chính nó. “Nó bao hàm sự phát
triển hướng đến sự phân biệt các cơ quan và các chức năng, mở rộng
về mặt phát triển, mở rộng tính hiệu quả qua việc sủ dụng các dụng cụ,
mở rộng và nâng cao qua quá trình sinh sản” (Rogers 1959, trang
196).
2. Sự biểu tượng hóa. Cấu trúc này đồng nghĩa với nhận thức và ý thức.
Do đó, một kinh nghiệm được biểu tượng hóa trong nhận thức là một
kinh nghiệm đã đi đến chỗ được nhận thức một cách có ý thức.
3. Sự quan tâm tích cực gồm có những kinh nghiệm về sự thông cảm
được nhận biết, sự chấp nhận, sự ưa thích, sự tôn trọng, sự ấm áp và
những điều tương tự. Cá nhân được cho là có nhu cầu về sự quan tâm
tích cực từ người khác, tức là nhu cầu được xã hội chấp nhận hay được
xã hội ưa thích. Khi người ta học được cách đạt một cảm giác về sự