TỔNG QUAN VỀ HỌC THUYẾT
Như các học thuyết khác, dưới dạng các nguyên tắc cấu trúc, tổng quan
về học thuyết của Rogers gợi cho chúng ta có thể xem nó là các động lực
thúc đẩy, và là các quá trình phát triển, về cơ bản, cấu trúc của nhân cách
gồm có cơ thể và cái tôi, cả hai thuật ngữ trong tập hợp các định nghĩa của
Rogers. Như toàn bộ con người, cơ thể là mối quan tâm chính trong học
thuyết của Rogers, và chính qua sự bảo dưỡng, nâng cao liên tục của cơ thể
mà sự phát triển và sự điều chỉnh tâm lý tối ưu xảy ra. Cái tôi, một phần
phụ quan trọng của toàn bộ cơ thể, phần nào được duy trì và nâng cao một
cách riêng biệt. Sự nâng cao cơ thể và sự nâng cao cái tôi có thể trở thành
xung đột. Các động lực thúc đẩy của học thuyết Rogers bao hàm quá trình
hiện thực hóa (về cơ bản, đó là một động cơ nâng cao cơ thể), và quá trình
tự thể hiện đầy đủ tiềm năng của mình, một động cơ hiện thực hóa bản
thân. Các hệ thống động cơ này, cùng với các bản sao thuộc cấu trúc của
các hệ thống, có thể hoạt động hòa hợp hay xung đột. Sự phát triển tùy
thuộc nhiều vào quá trình hiện thực hóa, chuyển con người từ tình trạng trẻ
thơ hoàn toàn không phân biệt được qua một quá trình phân biệt tâm lý và
cuối cùng là sự hợp nhất.
Chúng ta dùng phương pháp phát triển cơ bản để hiểu được học thuyết
của Rogers. Trước tiên giải quyết sự phát triển của nhân cách và các cấu
trúc khác nhau của nó, sau đó giải quyết hoạt động của nhân cách trưởng
thành.