Rogers (1963) đã xét lại quan điểm cho rằng sự rạn nứt giữa bản thân và
kinh nghiệm là một phần tự nhiên (cố hữu?), là phần thiết yếu của sự phát
triển con người. Bây giờ ông tin rằng tính không phù hợp với nhau là kết
quả của sự hiểu biết xã hội. Bắt đầu trong thời kỳ thơ ấu, cá nhân được
củng cố hay được tưởng thưởng về những hành vi khác với khuynh hướng
hiện thực hóa tổ chức cơ thể. Do đó, đứa trẻ tiếp thu các giá trị của xã hội
và biết cư xử dưới dạng các khái niệm tĩnh tại, cứng nhắc, tiêu biểu cho
những giá trị này. Kết quả là nó mất tự tin trong quá trình đánh giá tổ chức
cơ thể vô ý thức, tự phát và linh hoạt. Các quá trình này thường xung đột
với các giá trị của xã hội. Quan điểm của Rogers phù hợp với triết gia khoa
học Lancelot Whyte (Rogers 1959), là người đã cho rằng sự hiểu biết xã
hội (tính không phù hợp của kinh nghiệm bản thân được căn cứ vào) là một
hiện tượng văn hóa tương đối đặc trưng. Các cấu trúc cứng nhắc rất bất lợi
cho hoạt động của cá nhân, đặc biệt nổi bật trong các nền văn hóa phương
Tây. Các nền văn hóa này có khuynh hướng phát triển các cấu trúc như một
khía cạnh đầy đủ của ngôn ngữ, tư tưởng, và triết học.