Hành vi tự vệ
Tính không thích hợp tương ứng trong hành vi cá nhân như là một kết
quả của tính không thích hợp giữa bản thân và kinh nghiệm. Cụ thể, các
hành vi đó vốn duy trì và nâng cao cái tôi, chúng được biểu tượng hóa
chính xác trong nhận thức; chúng không bị phủ nhận hay bị bóp méo đối
với nhận thức. Do đó, cá nhân bắt đầu phủ nhận và bóp méo các hành vi
của mình nếu các hành vi đó không nhất quán với khái niệm về bản thân.
Dù Rogers (1959) không hoàn toàn chắc chắn về điểm này, nhưng tính
không thích hợp của kinh nghiệm và hành vi với khái niệm về bản thân rõ
ràng là một hiện tượng có khuynh hướng tự lan truyền. Càng nhiều kinh
nghiệm bị phủ nhận hay bị bóp méo do các điều kiện của giá trị bao nhiêu
thì tính không thích hợp giữa bản thân và kinh nghiệm càng lớn bấy nhiêu.
Một kinh nghiệm đã định sẵn được bảo vệ để đối phó có vẻ thích hợp bao
nhiêu thì tính không thích hợp càng phát triển nhanh chóng bấy nhiêu. Bất
cứ kinh nghiệm nào không thích hợp hoàn toàn với cấu trúc bản thân được
xem là một mối đe dọa. Vì thế, sự biểu tượng hóa của kinh nghiệm đó gây
ra tình trạng lo âu.
Các hành vi tự vệ bóp méo và phủ nhận kinh nghiệm đối với ý thức gồm
có các cơ chế tự vệ cổ điển như phóng chiếu, hợp lý hóa, tưởng tượng,
cưỡng bách và chứng sợ hãi. Chúng ta phân loại cá nhân được tiêu biểu từ
các hình thức cực đoan của sự tự vệ này như người loạn thần kinh. Tuy
nhiên, theo Rogers các hành vi tự vệ cũng có thể gồm những biểu lộ như
các hành vi hoang tưởng và giảm trương lực. Các hành vi này thường được
tính đến trong phạm trù bệnh tâm thần. Vì thế, ông tin là hành vi tự vệ là
một phạm trù cơ bản hơn chứng loạn thần kinh.