CÁC HỌC THUYẾT VỀ NHÂN CÁCH - Trang 343

giả thuyết cụ thể là một người càng chấp nhận bản thân nhiều bao nhiêu,
người đó sẽ dễ dàng chấp nhận người khác bấy nhiêu.

Một số cuộc điều tra được tiến hành để kiểm chứng giả thuyết này. Trong

các cuộc nghiên cứu đầu tiên, Sheerer (1949) và Stock (1949) đạt được
những sự tương quan lần lượt là 0,51 và 0,66 giữa sự chấp nhận bản thân
và chấp nhận người khác, hỗ trợ cho giả thuyết của Rogers. Suinn (1961)
yêu cầu 82 nam sinh của trường trung học phổ thông phân loại 4 cỗ bài phụ
loại Q, mỗi một cỗ bài tự miêu tả chính họ, cha họ, các thầy giáo, và một cỗ
bài chứa các tính từ chung cho tất cả ba loại trên. Mỗi cỗ bài được chọn lựa
hai lần, một lần để mô tả bản thân, người cha, hay thầy giáo “đích thực” và
một lần để mô tả bản thân, người cha, hay thầy giáo “lý tưởng”. Lúc đó số
điểm chấp nhận được quyết định cho mỗi cỗ bài là sự tương quan nối liền
nhau giữa loại lý tưởng và loại thực tế. Do đó, sự chấp nhận – bản thân
được định nghĩa là sự tương quan giữa loại bản thân thực tế và loại bản
thân lý tưởng… Lúc đó, số điểm chấp nhận có tương quan với nhau, và
thấy rằng tương quan giữa sự chấp nhận – bản thân với sự chấp nhận –
người cha là 0,32 và với sự chấp nhận – thầy giáo là 0,25. Qua thống kê, cả
hai sự tương quan có ý nghĩa, hỗ trợ cho giả thuyết của Rogers. Tương tự,
một số nghiên cứu khác (Berger 1952; Omwake 1954; Phillips 1951) đã
đem lại sự khích lệ với các tương quan thông thường từ 0,25 tới 0,74, mặc
dù có một nghiên cứu (Zelen 1954) không chứng minh giả thuyết này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.