Nghiên cứu với người bị bệnh tâm thần phân liệt
Rogers (1967) và các cộng sự của mình đã báo cáo về một nghiên cứu
quy mô lớn, dài hạn, chuyên sâu về bệnh nhân tâm thần phân liệt trong một
tình huống trị liệu thân chủ trọng tâm. Cuộc nghiên cứu bao gồm ba nhóm,
mỗi nhóm 16 đối tượng, gồm có các bệnh nhân tâm thần phân liệt kinh
niên, bệnh nhân tâm thần phân liệt cấp tính, và những người bình thường.
Bệnh tâm thần phân liệt được xác định dưới dạng chẩn đoán lâm sàng.
Phân nửa các đối tượng trong mỗi nhóm (kể cả người bình thường) ngẫu
nhiên được chỉ định cho tình trạng trị liệu, nửa nhóm khác cho tình trạng
đối chứng không trị liệu. Đối với tình trạng trị liệu, một trong số tám nhà trị
liệu xem xét ba thân chủ, mỗi loại một người. Tất cả các đối tượng đều cho
tham dự các cuộc phỏng vấn mẫu cách nhau ba tháng, và tất cả đều được
kiểm tra bằng một số bài kiểm tra tiêu chuẩn như bài kiểm tra MMPI, TAT
và Rorschach. Ngoài ra, cả nhà trị liệu lẫn thân chủ, đều được đánh giá dựa
trên một số thay đổi, dùng thang đánh giá do nhóm Rogers triển khai.
Thay cho việc cố gắng làm một thảo luận hoàn chỉnh về các khám phá
của cuộc nghiên cứu – việc điều trị ngắn ngủi có thể không bao giờ đánh
giá đúng – chúng ta xem xét các kết quả từng phần đạt được bằng thước đo:
Thước đo kinh nghiệm (EXP). Thước đo này được trình bày như là một
tiêu chuẩn đánh giá mức độ tự nhận thức của đối tượng, có liên quan đến
mục đích của liệu pháp thân chủ trọng tâm, gia tăng tính tự phát và sự tự
nhận thức. Trong học thuyết nhân cách, kinh nghiệm được gia tăng sẽ biểu
thị sự tự vệ sút giảm cùng với biểu tượng hóa tiếp sau của một phần lớn
kinh nghiệm và tính phù hợp được gia tăng giữa bản thân và kinh nghiệm.
Thước đo EXP là một thang đánh giá 7 điểm với ý nghĩa của mỗi điểm
được mô tả kỹ lưỡng.
Các kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể nào giữa mức EXP
trong các cuộc phỏng vấn ban đầu và trong các buổi họp sau này. Trong
những phân tích chi tiết hơn về khuynh hướng đối với liệu pháp, người ta
thấy rằng dạng thức EXP (mức độ toàn diện của EXP) thường cho thấy
không có sự thay đổi đáng kể nào. Tuy nhiên, EXP cao điểm (mức cao nhất