khoa học, đây là một vai trò trước kia rất ít được chú ý. Bằng cách này, học
thuyết có thể kích thích không chỉ những nỗ lực nghiên cứu đa dạng mà
còn kích thích cả sự phát triển của những học thuyết khác (ví dụ, thuyết
Freud đã ảnh hưởng tới sự phát triển của những học thuyết phân tích mới
và thuyết của Jung). Cuối cùng, một học thuyết có thể tạo ra việc nghiên
cứu, trong quá trình phát sinh đó, các ngành khoa học tiên phong mới có
liên quan đến các hiện tượng chỉ thích hợp gián tiếp đến học thuyết, mới có
thể được tồn tại.
THỬ NGHIỆM GIẢ THUYẾT: TRUYỆN NGỤ NGÔN TỪ PHƯƠNG
TÂY NGÀY XƯA
Một tay súng thuộc miền Tây cưỡi ngựa vào thành phố và những cư
dân ở đây bắt đầu run sợ và hình thành một giả thuyết: “Joe là tay
súng nhanh nhất lãnh địa này”. Nghĩa là, khi so tài với bất kỳ một tay
súng nào khác, súng của Joe luôn khai hỏa đầu tiên. Và dự đoán chỉ có
thể chứng minh bằng một cách duy nhất, nên những giả thuyết đối lập
(có những tay sung khác bắn nhanh hơn) là không đúng. Khi Joe được
đưa ra so tài với một tay súng khác và kết quả đã tiên đoán trước (Joe
khai hỏa trước) được giữ vũng thì lý thuyết ấy tăng thêm độ tin cậy.
Tuy nhiên, chỉ một lần sung của Joe khai hỏa sau (không phải là toàn
bộ) trong một cuộc đọ sức, thì sự lựa chọn đối nghịch hợp lý sẽ được
đưa ra, “Harry nhanh hơn”.
Ngày nay, một nhà khoa học cưỡi ngựa vào thành phó và đưa ra giả
thuyết là X gây ra Y, những người khác phản đối lại điều này, bằng
việc tuyên bố rằng A gây ra Y, hoặc B gây ra Y, hoặc C gây ra Y. Một
số trong những phát biểu đối lập này rõ ràng là vô lý, và nhà khoa học
sẽ không bận tâm hoài nghi những phát biểu này. Tuy nhiên, sự giải
thích của ông ta đứng vững được trước một số những lời giải thích đối
lập có thể rất đáng tin cậy, ông ta sẽ củng cố được rất nhiều cho học
thuyết của mình. Giống như tay sung, nhà khoa học không bao giờ
đoán chắc được rằng suốt trong quá trình so tài sẽ loại được toàn bộ
các đối thủ hay không.