Tác nhân kích thích như xung năng
Bất cứ tác nhân kích thích nào đủ mạnh gây ra hành vi đó là một bản
năng, và bất cứ tác nhân kích thích nào có tiềm năng đủ mạnh mẽ sẽ thúc
đẩy hành vi. Hơn nữa, tác nhân kích thích càng mạnh mẽ thì chức năng
thúc đẩy của nó càng lớn. Ví dụ, âm thanh không rõ từ tiếng súng của một
người thợ săn cách xa nhiều dặm có thể không dẫn đến hành vi của người
nào đó nhưng cùng một súng được bắn cách khoảng hơn nửa mét thì hoàn
toàn có thể có ảnh hưởng lớn gây ra hành vi của người đó. Súng là một ví
dụ cho tác nhân kích thích bên ngoài có thể thúc đẩy hay gây ra hành vi.
Tác nhân kích thích bên trong có thể cũng trở nên đủ mạnh để thúc đẩy
hành vi. Trên thực tế, các điều kiện bên trong nào đó tạo nên tác nhân kích
thích thông thường thúc đẩy hành vi. Các tác nhân kích thích đặc biệt này
là những xung năng bẩm sinh hay là xung năng ban đầu theo lý luận của
Dollard và Miller; (gồm đói, khát, mệt mỏi, những thái cực của tính khí, sự
khuấy động tình dục và sự đau đớn).
Chúng ta thường không quan sát những thái cực của xung năng ban đầu,
vì thỏa mãn đã thành thói quen của những xung năng này và những hạn chế
của xã hội. Tuy nhiên, chúng ta thường quan sát sự hoạt động của những
xung năng được học có tác động lớn hay xung năng thứ cấp. Những xung
năng này là những tác nhân kích thích mạnh, không tồn tại như bộ phận
trong cấu trúc tâm lý bẩn sinh của cá nhân, nhưng phần nào được học thông
qua tương tác với môi trường sống. Những xung năng thứ cấp luôn được
dựa trên nền tảng của những xung năng ban đầu. Xung năng thứ cấp như sự
sợ hãi được học trên nền tảng của xung năng ban đầu là sự đau đớn. Đặc
biệt hơn, phản ứng bên trong liên kết với tác nhân kích thích bên trong của
xung năng ban đầu có thể liên kết với những dấu hiệu trung lập ban đầu
trong môi trường sống. Nếu có sự liên kết giữa những dấu hiệu trung lập và
phản ứng bên trong được học thì lúc đó sự ra hiệu có thể gây ra phản ứng
bên trong, dẫn tới những tác nhân kích thích liên kết bên trong, tạo nên điều
kiện cho bản năng.