Sự phản ứng
Thành phần thứ ba của mô hình Dollard – Miller là hành vi xảy ra khi có
sự xuất hiện của một xung năng liên quan trên sự hiện diện của một dấu
hiệu thích hợp. Hành vi này được gọi là sự phản ứng của cá nhân. Để có
thể phản ứng với một sự ra hiệu đặc biệt, hành vi phải được diễn tả một
cách rõ ràng. Trong thực nghiệm sợ hãi của Miller, xoay tay quay cánh cửa
là ví dụ của một phản ứng.
Hệ thống cấp bậc của các phản ứng ban đầu (tồn tại trước khi việc học
hỏi cái mới diễn ra) quyết định việc xuất hiện của phản ứng rõ ràng ban đầu
trong một tình huống học hỏi được đưa ra. Hệ thống cấp bậc đầu tiên đơn
giản là sắp xếp các phản ứng theo trật tự khả năng xảy ra, khả năng này tồn
tại trước khi dấu hiệu đầu tiên xuất hiện. Lúc đó, kinh nghiệm học hỏi xảy
ra có thể tái sắp xếp lại hệ thống cấp bậc này bằng cách phản ứng thỏa đáng
nào đó trong hệ thống cấp bậc này và các phản ứng khác không thỏa đáng.
Một sự sắp đặt mới của các phản ứng, được gọi là hệ thống cấp bậc hệ quả,
được tạo ra theo cách đó. Dollard và Miller chỉ ra rằng, trước khi có kinh
nghiệm học hỏi đầu tiên liên quan đến một loạt các sự ra hiệu đặc biệt, có
thể có một hệ thống cấp bậc cố hữu hay bẩm sinh sẽ thiết lập hệ thống cấp
bậc đầu tiên cho đến khi kinh nghiệm học hỏi đầu tiên xảy ra. Ví dụ: trẻ em
chưa học nói đối mặt với một bữa ăn rau có thể quăng thức ăn trên sàn nhà
hơn là diễn đạt bằng lời rằng nó không muốn ăn. Nếu phản ứng vượt trội
“quăng” bị ngăn cản thì phản ứng kế tiếp của trẻ em có thể là khóc.