Sự củng cố
Chính trong khái niệm về sự củng cố, chúng ta có thể nhận thấy rằng đặc
tính chủ nghĩa khoái lạc của các học thuyết dạng S-R. Một hoạt động củng
cố là bất cứ vật gì hay sự kiện giúp tăng khả năng hay sức mạnh của
khuynh hướng phản ứng được lặp lại. Trong học thuyết Dollard-Miller,
hoạt động củng cố phải giảm bớt sự nỗ lực để đạt được sự thỏa mãn; xảy ra
trong học thuyết này. Sự củng cố có thể là sự thỏa mãn một nỗ lực bị tước
đoạt, như thức ăn đảm nhiệm vai trò như một hoạt động củng cố cho cơn
đói, hoặc có thể là sự giảm bớt hay chấm dứt kích thích gây đau đớn như
khi con chuột ấn vào then cửa để tránh bị điện giật. Dù cả hai ví dụ này liên
quan đến những nỗ lực ban đầu nhưng sự củng cố cũng có thể xuất hiện
thông qua việc giảm bớt những nỗ lực thứ cấp. Nói chung, củng cố một
phản ứng sẽ làm gia tăng khả năng xuất hiện của phản ứng này về sau;
không củng cố một phản ứng có được từ sự học hỏi có thể sẽ làm giảm khả
năng xuất hiện của phản ứng trong tương lai.
Lưu ý rằng, mô hình giảm sự nỗ lực được Dollard và Miller sử dụng khá
giống với mô hình giảm căng thẳng trong học thuyết của Freud. Freud chỉ
ra rằng các xung năng vừa là những điều kiện sinh lý vừa là những mong
muốn tâm lý mà những điều kiện và mong muốn tâm lý mà những điều
kiện và mong muốn này cố gắng để được giảm bớt hay được thỏa mãn
bằng cách giành được một số đối tượng cụ thể trong môi trường. Nhận
dạng sự giống nhau căn bản và chính yếu giữa mô hình của Freud và Hull
sẽ làm rõ lý do căn bản về những cố gắng của Dollard và Miller trong việc
tái giải thích mô hình của Freud theo học thuyết của Hull.
Dù mô hình Dollard – Miller khẳng định rõ ràng về giả thuyết giảm
mạnh sự nỗ lực, nhưng Miller vẫn cho rằng việc giảm sự nỗ lực có thể
không là câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi làm thế nào cho việc học hỏi xảy
ra. Sau đó, Miller (1963) đưa ra giả thuyết là, một số khả năng giảm sự nỗ
lực có thể được lựa chọn dáng được nghiên cứu xa hơn và ông thêm vào
các giả thuyết của những người khác về sự đề xuất của riêng ông đối với sự
lựa chọn khả thi này. Đầu tiên, ông lưu ý mức độ hoạt động hay sự hoạt