CÁC HỌC THUYẾT VỀ NHÂN CÁCH - Trang 384

Quá trình học hỏi căn bản

Quá trình phát triển nhân cách dễ hiểu. Bắt đầu bằng những xung năng

ban đầu, hệ thống phản ứng bẩm sinh và các phản xạ, trẻ em bắt đầu tương
tác với môi trường. Các xung năng ban đầu diễn ra lặp đi lặp lại và bằng
cách nào đó phải được thỏa mãn. Dù một số nhu cầu được thỏa mãn mà trẻ
em không hành động, như khi người mẹ biết trước được con mình đói và
cho chúng ăn theo giờ, nhưng có nhiều trường hợp phát sinh khi nhu cầu
của trẻ em không được thỏa mãn kịp thời. Trẻ em có thể đói trước giờ ăn,
khăn vệ sinh ướt có thể gây ra sự khó chịu, hay sự mệt mỏi có thể kích
thích xung năng ngủ khi trẻ em không thể sẵn sàng đi ngủ. Dựa trên nền
tảng những điều này và những việc trải nghiệm tương tự, trẻ em bắt đầu
tiến hành hành vi công cụ. Ví dụ, nó có thể khóc khi đói, ướt hay mệt và
sau đó sẽ học cách phản ứng với tác nhân kích thích liên quan đến những
điều kiện này bằng cách dùng những hành vi có lựa chọn hơn và rõ ràng
hơn. Sau đó trẻ em sẽ học những phản ứng bằng ngôn từ như đòi bình sữa
nhằm thỏa mãn bản năng.

Khi kinh nghiệm học hỏi tiếp tục, trẻ em sẽ bắt đầu học những phản ứng

xã hội quan trọng liên quan đến những mối quan hệ với bố mẹ, anh chị và
cuối cùng với những trẻ ngang hàng. Nó sẽ dần dần sửa chữa những khuyết
điểm ban đầu trong phản ứng, học những phản ứng chính xác hơn và có
tính lựa chọn hơn đối với nhiều loại ra hiệu khác nhau. Thông qua quá trình
học hỏi này, nó sẽ phát triển một loạt các xung năng thứ cấp phức tạp tăng
dần như sợ và hình thành mối liên tưởng giữa những xung năng này với
nhiều sự ra hiệu và phản ứng. Thêm vào, nó sẽ thay đổi nhiều hệ thống
phản ứng bẩm sinh, tạo ra những hệ thống phản ứng ban đầu và tổng hợp
đối với nhiều loại dấu hiệu mà nó bộc lộ. Trong quá trình học hỏi căn bản
đơn giản này, nhân cách được phát triển.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.