CÁC HỌC THUYẾT VỀ NHÂN CÁCH - Trang 393

Toàn bộ mẫu xung đột dựa trên bốn giả định: (1) khuynh hướng tiếp cận

mục tiêu, độ dốc tiếp cận, phát triển mạnh hơn khi con người tiến gần đến
mục tiêu; (2) khuynh hướng tránh mục tiêu, gọi là độ dốc tránh né, phát
triển mạnh hơn khi con người tiến gần mục tiêu; (3) độ dốc tránh né dốc
hơn độ dốc tiếp cận (nghĩa là độ mạnh của sự tránh né tăng nhanh hơn khi
con người tiến gần đến mục tiêu); (4) sức mạnh xung năng nằm trong các
khuynh hướng tiếp cận và tránh né quyết định sức mạnh các khuynh hướng.
Do đó, sự gia tăng sức mạnh xung năng làm tăng độ cao của độ dốc tiếp
cận và tránh né. Ngay cả không nghiên cứu sâu vào các chi tiết chuyên môn
của mẫu xung đột Miller, chúng ta có thể nhận thấy rằng sự tiếp cận này
cung cấp nền tảng tương đối dễ, có thể thứ được cho việc phỏng đoán kết
quả xung đột trên con người. Khả năng phỏng đoán và hiểu các kết quả của
những xung đột như vậy quan trọng bởi vai trò của xung đột trong chứng
nhiễu tâm.

Nghiên cứu đáng kể được thực hiện nhằm kiểm tra mô hình Miller, và

hầu hết các bằng chứng thực nghiệm đều chứng minh tính đúng đắn của
học thuyết. Sự ủng hộ như vậy xuất phát từ những nghiên cứu động vật
(Brown 1942, 1948; Bugelski và Miller 1938; Kaufman và Miller 1949) và
tác phẩm về con người (Epstein và Smith 1967; Fracher và Blick 1973;
Smith và Epstein 1967; Smith và Gehl 1974). Một nghiên cứu đo được độ
mạnh khuynh hướng tiếp cận hay tránh mục tiêu (Brown 1948). Các chú
chuột được đưa ra một mục tiêu tích cực (thức ăn) hay mục tiêu tiêu cực
(điện giật), sau đó hãm nhẹ bằng một dụng cụ cho phép người thí nghiệm
đo được độ mạnh sức kéo của con vật tới thức ăn (tiếp cận) hay tránh xa
nơi mà trước đó nó bị điện giật (tránh xa). Kết quả cho thấy (như Miller dự
đoán) độ dốc tránh xa dốc hơn độ dốc tiếp cận (hình 7-1).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.