SỰ XUNG ĐỘT VÀ CHỨNG NHIỄU TÂM
Trong học thuyết của Freud, các nhân tố cơ bản của chứng nhiễu tâm
theo mô hình Dollard-Miller và sự lo lắng và sự xung đột. Đối với Dollard
và Miller nhiễu tâm là sự phối hợp giữa đau khổ, ngu dốt và triệu chứng.
Thông thường, những từ này được dùng để cố gắng tránh sự mơ hồ về bản
chất của nhiễu tâm. Sự đau khổ đề cập đến sự chịu đựng lớn và kéo dài mà
người bị nhiễu tâm trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Sự đau khổ này
phát sinh từ hàng loạt các thói quen (nhiễu tâm được học hỏi) và có thể có
nhiều hình thức (gồm: sự ám ảnh sợ hãi, mất ngủ, ức chế giới tính, đau đầu,
tính dễ bị kích thích và sự không nghỉ ngơi). Nền tảng cơ bản cho sự đau
khổ này là xung đột, thường là xung đột giữa hai (hay nhiều hơn) xung
năng vô thức mạnh. Sự ngu dốt được đề cập ở đây có nghĩa là, người bị
nhiễu tâm không thể thực hiện có hiệu quả trong những lĩnh vực của cuộc
sống, họ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự xung đột nhiễu tâm. Sự ngu dốt xuất
hiện do con người kiềm hãm xung năng gây xung đột mạnh, từ đó bỏ mặc
những xung năng này và tạo ra sự xung đột không có nhãn. Kết quả là, quá
trình tư duy cao hơn, phụ thuộc vào phản ứng tạo sự ra hiệu, không thể
thực hiện chức năng trong vùng xung đột nhiễu tâm, do đó làm cho hành vi
lý trí hợp lý trong vùng này khó hay không thể thực hiện được. Các hiện
tượng của người bị nhiễu tâm là những phản ứng được học giảm sự lo lắng.
Các hiện tượng (gồm: sự cưỡng bức, hành vi tránh né, sự sợ hãi, sự hợp lý
hóa) và các bệnh căng thẳng thần kinh (như bệnh lở loét) không giải quyết
được xung đột căn bản của nhiễu tâm. Nó chỉ tạm thời giảm bớt xung đột
và sự lo lắng tương ứng mà người nhiễu tâm trải nghiệm.