Kiềm chế, vô thức và xung đột
Như chúng ta đã thấy, xung đột phát triển theo tiến trình của những tình
huống học hỏi đáng chê trách thường là vô thức. Giống như Freud, Dollard
và Miller chú trọng đến những ý tưởng vô thức, việc trải nghiệm và những
quá trình ảnh hưởng lớn đến hành vi con người, dù họ ít chú trọng đến sự
vô thức hơn so với Freud.
Bất cứ yếu tố quyết định hành vi nào nếu không có nhãn từ thích hợp
tương ứng với nó đều là vô thức, vì nhãn cung cấp phản ứng tạo ra dấu hiệu
cần thiết cho các quá trình tư duy có ý thức. Có ba phương cách chính mà
trong đó việc trải nghiệm có thể trở nên không được dán nhãn, do đó trở
thành vô thức. Đầu tiên, nhiều trải nghiệm ở thời thơ ấu diễn ra khi chưa
biết nói hay khi một đứa trẻ chỉ có kỹ năng tối thiểu là biết nói, do đó
không được dán nhãn tương ứng. Như chúng tôi đã trình bày, điều này lý
giải tại sao những xung đột được học trong những tình huống rèn luyện
đáng chê trách phần lớn là vô thức. Thứ hai, việc không cung cấp nhãn
bằng từ cũng diễn ra sau đó trong cuộc sống khi những loại kỹ năng nhất
định (như lái xe hay chơi tennis) được học. Những kỹ năng như vậy khó
học, một phần vì nhãn bằng từ cho những chi tiết chính xác thường không
được cung cấp. Nguồn thứ ba và quan trọng hơn của vô thức xảy ra khi một
người nào đó gần như hoàn toàn có nhãn bằng từ cho một việc trải nghiệm
và “làm mất” các nhãn này trong một thời gian. Quá trình làm mất này diễn
ra được gọi là sự kiềm chế và nó xảy ra chủ yếu khi tồn tại sự lo lắng. Để
hiểu sự kiềm chế, bạn cần nhớ lại rằng lo lắng và sợ sệt là một loại xung
năng được học và con người cố gắng làm giảm bất cứ xung năng nào. Kết
quả, người cảm thấy lo lắng khi nghĩ về một việc trải nghiệm nào đó sẽ cố
gắng làm giảm sự lo lắng; còn khi không nghĩ đến việc đã trải nghiệm gây
lo lắng – khuấy động, con người sẽ không cảm thấy lo lắng. Do đó, phản
ứng không nghĩ đến vấn đề được thảo luận công thể được xem là củng cố
và giảm bản năng. Giống như bất cứ phản ứng nào khác có dẫn đến sự củng
cố, phản ứng không nghĩ sẽ được học thông qua một sự lặp đi lặp lại của
hoạt động củng cố. Ví dụ, nghĩ đến cái chết có thể gợi lên sự lo lắng, do đó