Xung năng
Trong những năm gần đây, Skinner không sử dụng thuật ngữ xung năng
nhưng trong cuộc thảo luận trước kia của ông về xung năng (Skinner, 1953)
đã đem lại nhiều thông tin trong việc tìm hiểu phương thức nghiên cứu của
ông so với các phương thức nghiên cứu của người khác như thế nào. Trong
phương thức nghiên cứu của ông, xung năng không được xem là sự kích
thích mạnh hay là một điều kiện sinh lý hay trên thực tế, là bất kỳ tình trạng
của sinh vật nào. Nói đúng hơn, từ xung năng được dùng chỉ là một cách
thuận tiện để đặt tên cho tập hợp các hoạt động đặc biệt ảnh hưởng đến tốc
độ mà các sinh vật phản ứng. Do đó, ý nghĩa duy nhất của thuật ngữ “xung
năng ham muốn”, trong cách dùng của Skinner, là mô tả rõ ràng tập hợp
các hoạt động nào đó có ảnh hưởng đến tần số các phản ứng riêng biệt. Từ
ham muốn không phải để chỉ các trạng thái có thể được xen vào giữa hoặc
như trạng thái xung năng, muốn đề cập đến hoạt động lấy thức ăn của con
vật trong một khoảng thời gian cụ thể và giảm bớt trọng lượng cơ thể một
phần riêng biệt nào đó so với cơ thể trọng lượng trước kia hoặc đạt được
thể trọng trung bình.
Tương tự như vậy, Skinner đã sử dụng thuật ngữ cảm xúc chỉ để đặt tên
cho một tập hợp các phản ứng. Những người có lòng bàn tay ẩm ướt, nói
lắp, những động tác nuốt, quay mắt đi, và nhảy dựng lên khi nghe một tiếng
động nhẹ có thể được cho là đang biểu lộ cảm xúc sợ hãi hay lo lắng. Trong
phương pháp của Skinner, việc sử dụng danh hiệu cảm xúc để đặt tên chỉ là
một thuật ngữ miêu tả nhằm chỉ rõ các hành vi xảy ra này. Ví dụ về nghiên
cứu cảm xúc theo mô hình của Skinner là việc đánh lên cơ thể hoặc điện
giật có thể là nguyên nhân làm loài thú có hành vi giao tranh với nhau một
cách bừa bãi, tấn công một cách không chủ định trong môi trường của
chúng (Azrin Hake và Hutchinson, 1965). Thuật ngữ “gây hấn” có thể được
dùng trong bối cảnh này để đặt tên cho thể loại hành vi giao tranh đặc trưng
mà con vật tham dự vào sau khi có tác động điện giật. Một ví dụ nữa là,
phản ứng cảm xúc có điều kiện (CER), đầu tiên do Estes và Skinner nghiên
cứu (1941).