ảnh hưởng nhiều hơn là điều kiện có hiệu lực, cũng được gọi bằng thuật
ngữ điều kiện phương tiện hay loại R (sự củng cố). Trong hình thức huấn
luyện này, con vật hay con người phát ra một phản ứng mà không có bất kỳ
kích thích đặc biệt nào hiện diện. Phản ứng này tác động đến môi trường để
thay đổi nó. Các phản ứng lặp lại có thể kiểm soát được các sự kiện theo
sau phản ứng, và khi các sự kiện đó gia tăng thì các phản ứng có thể sẽ
được lặp lại, chúng ta nói rằng các sự kiện là các tác nhân củng cố. Ví dụ
kinh điển là, con chuột biết ấn then chắn qua sự củng cố hay chim bồ câu
biết mổ phím trong chuồng của Skinner. Cái chuồng của Skinner là một
khoang thực nghiệm có cái đĩa mờ đặt trên bức tường, phía sau là ngọn đèn
đỏ. Ngay phía dưới đĩa là một cái phễu đựng thức ăn có một cái hộp (dụng
cụ phân phối) chứa một số các viên thức ăn vê nhỏ. Khi di chuyển quanh
quẩn trong khoang, chim bồ câu có thể tình cờ mổ phím (tức là, nó phát ra
một phản ứng mổ phím có hiệu lực). Dụng cụ phân phối vận hành làm thức
ăn được mang đến cho chim bồ câu, làm củng cố thêm phản ứng, do đó tần
số mổ của chim gia tăng. Chúng ta xem xét sơ qua một số điều phức tạp
của quá trình tạo điều kiện có hiệu lực này.