động cơ thúc đẩy), được mặc nhiên công nhận là một chức năng quan trọng
của lĩnh vực đó (môi trường nội tại hoặc ngoại tại).
Vấn đề thứ hai trong động cơ thúc đẩy quan tâm đến con số và tình trạng
trung tâm của những khái niệm về động cơ thúc đẩy được dùng trong mỗi
học thuyết. Một số nhà lý luận chỉ sử dụng một hoặc hai khái niệm về động
cơ thúc đẩy và đặt chúng tại trung tâm của học thuyết. Một nhóm các nhà
lý luận thứ hai cho rằng động cơ thúc đẩy có phần ít trọng yếu hơn và định
rõ không phải một hay hai mà là nhiều động cơ hay những hệ thống động
cơ. Cách xử lý theo mục lục có tính liệt kê này có khuynh hướng cho rằng,
chỉ có những động cơ là những hành vi kích hoạt và đóng lại cánh cửa thực
nghiệm, ít nhất cũng là một phần, đối với khả năng của những động cơ
khác không được liệt kê. Cách xử lý cuối cùng là, định rõ một ít hoặc
không có động cơ nào, nghĩa là về mặt lý thuyết số lượng động cơ có thể là
vô hạn.
Vấn đề quan trọng thứ ba được đặt ra là khuynh hướng ý thức – vô
thức. Đây là vấn đề về sự nhận thức được mặc nhiên công nhận của
những động cơ của cá nhân. Nhiều nhà lý luận cho rằng, vô thức thúc
đẩy phần lớn động cơ. Hầu hết các nhà lý luận đó đều giả thuyết rằng,
vô thức trong cấu trúc tâm lý được dung trong việc điều khiển thúc
đẩy động cơ cá nhân. Vật chất chứa trong nguồn cung cấp như thế có
thể trở thành vô thức theo bất kỳ hoặc toàn bộ những cách khác nhau:
①
những quá trình di truyền hoặc thông tin không được học, hoặc cả
hai, có thể được dự trữ trong vô thức từ lúc sinh ra; ② sự học hỏi thật
sự có thể diễn ra trong vô thức (không bao giờ đi vào nhận thức); và
③
những thứ được học một cách ý thức có thể bị chìm xuống (bị ép
vào trong vô thức). Nhóm các nhà lý luận thứ hai bác bỏ những yếu tố
quyết định vô thức của hành vi, họ cho rằng toàn bộ các động cơ đều
hoạt động có ý thức. Lập trường thứ ba thừa nhận sự hoạt động của cả
động cơ vô thức và ý thức. Một xử lý được mặc nhiên công nhận là,
hành vi của người bình thường chủ yếu do động cơ ý thức điều khiển,