Cá tính và tính nguyên của sinh vật
Những học thuyết cũng bất đồng về cương độ nhấn mạnh mà họ đặt trên
cá tính hoặc những phẩm chất duy nhất của sinh vật. Dù không có nhà lý
luận nào phủ nhận rằng con người là một thực thể, một số người coi tính
khác thường của cá nhân là một định đề trung tâm trong học thuyết của họ.
Những học thuyết khác lại chủ trương rằng, hai người không thể có nhân
cách giống hệt nhau và sự thật là vậy, một cá nhân không thể có hai hành
động giống nhau hoàn toàn. Ở mức căn bản nhất, cách lý luận này công
nhận sự phức tạp chủ yếu của vạn vật khi được áp dụng đối với hành vi con
người. Những mặt duy nhất của cá nhân được điều khiển lý tính theo cả hai
cách. Trong một xử lý, cá tính được xem là kết quả hoạt động của một số
biến tâm sinh lý khác nhau trong hai con người và môi trường. Sự giải thích
này có nghĩa là, việc nghiên cứu về nhân cách đang chờ đợi sự phát triển
những kỹ thuật phức tạp nhiều hơn bây giờ và có thể đạt tới tối nhất trong
tương lai. Cách xử lý thứ hai chủ trương rằng, cá tính là sự tương tác và
làm mẫu cho một số biến tương đối nhỏ. Chủ trương này khuyến khích việc
nghiên cứu nhằm quyết định những biến rõ ràng và những tương tác có ảnh
hưởng đến hành vi trong những cách đặc thù.
Vấn đề đặt ra của chủ nghĩa toàn phần lien quan đến câu hỏi về những
khía cạnh độc nhất của cá tính mà đối lập với nó, ta có thể gọi là chủ nghĩa
từng phần. Chủ trương của chủ nghĩa toàn phần cho rằng, để hiểu về vấn đề
nhân cách, chúng ta phải quan tâm đến sinh vật như là một thể thống nhất.
Tổng thể này được chia nhỏ thành các thành tố cho những mục đích nghiên
cứu thử nghiệm có thể dẫn đến sự rối rắm nhiều hơn là làm cho dễ hiểu.
Chủ nghĩa toàn phần có thể phân ra làm hai dạng. Đầu tiên, chủ trương sinh
vật cho rằng, toàn bộ các thành tố có tính vật lý và tâm lý, và hành vi của
sinh vật hoặc cá nhân được tương tác qua lại lẫn nhau. Bất ký một hành vi
đã định nào chỉ có thể được hiểu trong ngữ cảnh của tổng thể sinh vật, gồm
cả hai chức năng sinh lý và tâm lý của cá nhân. Thứ hai, gọi là phương
pháp hiện trường, đề cao sự tương tác lẫn nhau giữa sinh vật và môi trường.
Mỗi khía cạnh của một hành vi không chỉ được hiểu trong ngữ cảnh của