CÁC HỌC THUYẾT VỀ NHÂN CÁCH - Trang 62

kiêu hãnh với cái đèn dầu xa xỉ, trong khi tất cả những người còn lại trong
gia đình đều phải làm việc với ngọn đèn cầy. Cha mẹ ông đã cổ vũ sự phát
triển trí tuệ của con mình bằng mọi cách có thể, bằng cả việc khước từ
chuyện học piano của các chị em gái Freud (một môn học rất phổ biến cho
những phụ nữ trẻ thời đó), vì sợ rằng khi họ tập luyện sẽ ồn ào, làm ảnh
hưởng đến sự tập trung của Freud. Trong trường trung học, Freud học dở
toán và quan tâm rất ít đến các môn khoa học, nhưng ông thích lịch sử, văn
chương và rất xuất sắc trong môn ngôn ngữ. Bổ sung thêm vào kiến thức
của ông về tiếng Đức và Do Thái cổ, ông đã đạt tới mức thành thạo tiếng
La-tinh, Hy Lạp cổ và nói hoàn toàn trôi chảy tiếng Pháp, Ý, Tây Ban Nha,
tiếng Anh. Ông đặc biệt hâm mộ Shakespeare và đã đọc những nguyên tác
của nhà văn xuất chúng này khi chỉ mới tám tuổi.

Đến lúc phải chọn cho mình một nghề nghiệp, quyết định theo học ngành

y của ông ít được thúc đẩy từ ước muốn hành nghề, mà là niềm tin rằng
bằng cấp này sẽ cho phép ông theo đuổi sự quan tâm mới của mình trong
việc nghiên cứu khoa học. Năm 1873, ông vào trường Đại học Y khoa
Vienna. Suốt 8 năm tiếp đó, gia đình ông đã phải sống tằn tiện và vay mượn
để ông có thể lấy được bằng cấp của trường Y. Trước khi tốt nghiệp (vào
năm 1881) ông đã thành công giành được một danh hiệu khiêm nhường là
trở thành điều tra viên tâm lý dưới sự hướng dẫn của Claus và Brücke, tuy
vậy họ đã khuyên ông hãy từ bỏ công việc nghiên cứu khoa học. Có lẽ, lý
do thuyết phục hơn khiến ông hành nghề y là do tình trạng khó khăn về tài
chính. Ông đính hôn với một phụ nữ trẻ tên là Martha Bernays, nhưng viễn
cảnh về một cuộc hôn nhân ảm đạm sớm kéo dài đến nỗi Freud tiếp tục
sống bằng những khoản vay từ bạn bè, người thân và các thầy giáo. Trong
một đoạn tự thuật hơi có phần thiếu sự cao thượng, Freud đã đổ lỗi cho
Martha khi có một điều tra viên khác tên là Carl Koller nhận được sự khen
ngợi vì khám phá ra đặc tính gây mê tại chỗ của chất cốcain. Chúng ta cũng
cần nhớ rằng, Freud, người đàn ông đã từng nhận được giải Goethe vào
năm 1930, đã phải cầm chiếc đồng hồ đeo tay của mình và vay mượn mới
đủ tiền để cưới vợ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.