Freud chịu đựng việc buộc tội mình bằng sự kiên trì gan góc. Ông cũng
nhận được sự hỗ trợ từ một nhóm nhỏ nhưng đang trên đà phát triển vững
chắc, được thành lập bởi các bác sĩ nội khoa trẻ và những người ngoại đạo,
họ lắng nghe những quan điểm của ông với sự ngưỡng mộ ngày càng tăng.
Năm 1909 ông được mời với tư cách là nhà diễn thuyết, cùng với Carl Jung
của Thụy Sĩ, đến dự lễ kỷ niệm 20 năm thành lập trường Đại học Clark tại
Worcester, bang Massachusetts. Freud đã viết: “Khi tôi bước lên diễn đàn
để thuyết trình ‘Năm bài thuyết trình về phân tích tâm lý’ có vẻ như tôi
đang mơ giữa ban ngày một giấc mơ không thể nào tin được: phân tích tâm
lý không còn là một sản phẩm của ảo tưởng nữa và nó đã trở thành một
phần vô giá của thực tại”. Trong những năm tiếp theo, Hiệp hội Tâm lý
Phân tích Quốc tế được thành lập, là một sự công nhận xa hơn nữa cho học
thuyết của ông.
Vào năm 1930, tiểu thuyết gia Thomas Mann đã bày tỏ sự thán phục
Freud khi coi ông như là một ảnh hưởng chủ đạo trong lịch sử tư duy hiện
đại. Ngay trong năm đó, Freud đã nhận được giải Goethe mà ông hằng ao
ước, một vinh dự mà ông công nhận là “đỉnh cao của cuộc đời tôi như là
một công dân”. Ít năm sau, đảng Quốc Xã và Adolf Hitler, kẻ thù không đội
trời chung cho những gì Freud đại diện, đã bành trướng thế lực ở Đức, và
những bài diễn thuyết của chúng về “Sự thấp kém về chủng tộc” là khúc
dạo đầu cho việc tàn sát hàng loạt người Do Thái dưới thời Hitler. Freud ở
lại Vienna cho đến khi liên minh chính trị giữa Đức và Áo được thành lập
(Anschluss), quân đội Đức tiến vào và đặt dấu chấm hết cho nền độc lập
của dân tộc Áo. Trong một thời gian ngắn, ông gia nhập vào hàng ngũ của
những người trí thức Do Thái khác, những người đã phải chịu sự tuyên án
là “kẻ thù của liên minh”. Những quan niệm và ý tưởng của ông bị nghiêm
cấm chính thức, và chính phủ Quốc Xã ban cho ông một vinh dự là thiêu
hủy toàn bộ sách của ông nơi công cộng. Năm 82 tuổi, chịu đựng những
nỗi đau dai dẳng của căn bệnh ung thư giai đoạn cuối, ông trở thành người
tị nạn khi chạy trốn khỏi quê hương mình. Với sự giúp đỡ của người bạn
lâu năm và cũng là người viết tiểu sử của ông sau này, Ernest Jones, Freud