Mô hình họa đồ của nhân cách
Việc Freud không “phát minh” hoặc “khám phá” ra tầm quan trọng của
vô thức không làm giảm đi sự đóng góp quan trọng của ông. Ông là triết
gia đầu tiên phát triển học thuyết khoa học tâm lý về vai trò của vô thức và
là người đầu tiên đưa vô thức trở thành thành tố trung tâm của nhân cách
(Ellenberger 1970). Ông cũng là người đầu tiên hoàn thiện khái niệm của
vai trò vô thức trong một học thuyết quá mênh mông, những thành tố về
cấu trúc, động lực của nhân cách và sự tương tác của chúng được trình bày
cẩn thận.
Freud đề xướng một hệ thống phân loại biến thiên của sự nhận thức, trải
dài từ sự nhận thức minh mẫn đến trạng thái vô thức sâu xa. Mô hình họa
đồ về nhân cách của ông chia hệ thống phân loại biến thiên này thành ba
đoạn: nhận thức, vô thức, và tiền nhận thức. Trong sự minh họa có tính
biểu đồ giữa tinh thần và một tảng băng trôi (hình 2-1) chỉ có một phần nhỏ
bé đại diện cho nhận thức là có thể trông thấy được. Nó chứa những gì mà
chúng ta ý thức được vào bất kỳ thời điểm đã biết nào đó và, đối với Freud,
nó chỉ chiếm một phần nhỏ trong cuộc sống tâm lý của chúng ta. Trạng thái
nhận thức không ổn định. Nội dung của nó thay đổi từ thời điểm này sang
thời điểm khác, và nó tương đối không quan trọng, chỉ như một động lực
nguyên nhân trong hành vi con người.
Vô thức chứa đựng những ham muốn đầy quyền năng và những ham
muốn này tồn tại toàn bộ bên ngoài trạng thái ý thức nhưng lại chịu trách
nhiệm cho toàn bộ những hành vi quan trọng của con người. Nội dung của
nó hầu như bị ngăn chặn tại cổng vào bên trong sự nhận thức, nơi chúng sẽ
hợp thành một sự nguy hiểm về tâm lý thực sự cho cá nhân. Chỉ khi ở trong
một trạng thái tượng trưng được lưu ý chu đáo, bất kỳ một dữ kiện nào bắt
nguồn từ vô thức mới vào được sự nhận thức. Tuy nhiên, vô thức là kẻ
quyết định tối thượng tất cả các hành vi – là kho chứa của những động cơ,
những ước nguyện, mong muốn, bốc đồng, xung đột, quá trình xử lý, và
những động lực được xem như để hợp thành những nguyên do chính cho
hành động của con người. Con đường giữa hành vi hoặc tư duy ý thức và