VÔ THỨC
Toàn bộ chúng ta đều có sự nhận thức hoặc ý thức về nhiều điều trong
cuộc sống chúng ta. Ngay bây giờ, bạn ý thức mình đang đọc cuốn sách
này. Nếu bạn ngưng lại một chút rồi liệt kê những phương diện được thêm
vào của cuộc sống mà bạn nhận thức được, hoặc có thể sẵn sàng để nhận
thức, bạn sẽ có một danh sách dài: tên và những đặc điểm của bạn bè, gia
đình; những phần chính yếu của kiến thức hàn lâm; những nguyên tắc;
những kỹ năng; và chỗ đứng trong các môn thể thao đa dạng; những kỹ
năng về kỹ thuật mà bạn đã giành được; cảm xúc vui sướng, giận dữ, buồn
bã, sợ hãi. Danh sách còn tiếp tục. Chắc chắn rằng, phạm vi mênh mông
của nhận thức này là nền tảng cho hầu hết các hành vi. Cảm xúc giận dữ
mà bạn nhận thức được hướng bạn phản công lại một ai khác. Một điểm
“A” trong một khóa học khó khăn sẽ mang lại cho bạn cảm xúc vui sướng
và hân hoan. Bạn chọn một nghề trong ngành tâm lý, y khoa, vật lý, hoặc
một miền nào khác của nhận thức, những lý do hợp lý của việc chọn chúng
là cái mà bạn có thể ý thức được. Đây có phải là những tình trạng chuẩn
xác của mối quan hệ nhân quả? Theo Sigmund Freud là không, ông ta nói
trạng thái nhận thức bất chấp phạm vi biểu thị của nó, chỉ là chóp của tảng
băng trôi. Phần chính yếu của những nhân tố ảnh hưởng đến các hành vi
quan trọng nằm dưới mức của trạng thái nhận thức và ở trong vô thức. Hiểu
được khái niệm của động cơ thúc đẩy vô thức là hiểu rõ thuyết phân tâm
học.