CÁC HỌC THUYẾT VỀ NHÂN CÁCH - Trang 781

Những học thuyết cụ thể hơn

Một khuynh hướng khác trong học thuyết nhân cách là sự phát triển của

các học thuyết nhỏ xử lý các khía cạnh tương đối cụ thể của hành vi con
người, hơn là xử lý toàn thể lĩnh vực nhân cách. Một ví dụ cụ thể về học
thuyết thuộc lĩnh vực cụ thể đó là học thuyết động cơ thúc đẩy sự thành đạt
của David McClelland (1951). Trong công trình học thuyết của mình,
McClelland đã tập trung vào một nhu cầu cụ thể do Henry Murray đưa ra
giả thuyết: nhu cầu thành tựu. Ông trình bày chi tiết học thuyết về nhu cầu
thành tựu, động cơ thúc đẩy sự thành tựu và tiến hành một chương trình
nghiên cứu liên quan đến ý tưởng hình thành này (1961, 1965, 1985, 1989).
Một ví dụ khác trong học thuyết ở lĩnh vực cụ thể là Zuckerman (1971,
1979, 1985) trình bày về sự tìm kiếm cảm giác như là một khía cạnh của
nhân cách, có thể được liên kết với hoạt động của hệ thống thần kinh. Ví dụ
thứ ba là công trình của Friedman và Rosenman (1974), hai chuyên viên về
tim đã phân biệt giữa nhân cách Loại A và Loại B trên cơ sở của các đặc
điểm hành vi nào đó được phối hợp với khả năng bệnh tim động mạch vành
trong số những người đàn ông trung niên (Mathews, 1982). Sau cùng, các
mô hình lực căng – tạng
khác nhau có thể được xem là các học thuyết cụ
thể đã được phát triển để hiểu các tiến trình nền tảng của sự trầm cảm
(Carver & Scheier 1988).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.